Nếu bạn có dịp đến Cao Bằng thì nhất định phải ghé thăm thác Bản Giốc để không bỏ lỡ một tuyệt tác của thiên nhiên. Nơi đây mang một vẻ đẹp thơ mộng, độc đáo với các tầng thác nối tiếp nhau trải rộng hàng trăm mét. Vậy đến thác Bản Giốc chơi gì, ăn gì, ở đâu? Cùng DiaDiem.Wiki tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Giới thiệu thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc được người Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước. Thác này có vị trí khá nhạy cảm khi nằm ở đường biên giới lãnh thổ của 2 quốc gia. Nếu nhìn từ chân thác thì có 2 phần thác bên trái (gọi là thác phụ) và phần thác bên phải (gọi là thác chính).
Con thác này không chỉ nổi tiếng ở nước ta mà còn được biết đến bởi bạn bè quốc tế. Nó là 1 trong 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên thế giới. Mỗi năm, thác Bản Giốc đều thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan.
Vị trí ở lãnh thổ Việt Nam | Xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam |
Vị trí ở lãnh thổ Trung Quốc | Thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc |
Tên gọi ở Việt Nam | Việt Nam gọi thác chính là thác Thấp, thác phụ là thác Cao. Tên gọi chung của cả 2 phần thác là là thác Bản Giốc |
Tên gọi ở Trung Quốc | Thác chính là thác Đức Thiên còn thác phụ là thác Bản Ước |
Chiều cao | Khoảng 53m |
Thác Bản Giốc ở đâu?
Nhìn từ dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía Tây của thác bên phải là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vị trí này thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Còn lại nửa phía Đông bên phải của thác là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đó là tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây).
Thác Bản Giốc cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20km về phía Đông Bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Nếu có ý định đến Cao Bằng, cụ thể là thác Bản Giốc bạn cần tìm hiểu kỹ về địa danh này. Bởi địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi hiểm trở, việc tìm kiếm nhà dân để hỏi thăm cũng rất khó khăn.
Thác Bản Giốc bắt nguồn từ đâu?
Thác Bản Giốc bắt nguồn từ Trung Quốc, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn. Sông này chảy theo hướng biên giới của Việt Nam và Trung Quốc tại Pò Peo thuộc địa phận huyện Trùng Khánh Cao Bằng.
Sông luồng qua các chân núi và cánh đồng, bãi ngô ở Bản Giốc, sau đó chảy ngược lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh nhỏ.
Lòng của những con sông đó chảy xuống thành những đợt chảy mạnh với độ dài khoảng 35m. Từ đó người ta gọi đó là thác Bản Giốc.
Thác Bản Giốc nằm trên sông nào?
Thác Bản Giốc là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo Hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999 của Việt Nam và Trung Quốc, phần thác phụ thuộc lãnh thổ của Việt Nam, phần thác chính chia đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thác chính có độ sâu 60m, độ cao 70m và rộng 300m được chia làm 3 tầng thác lớn nhỏ khác nhau. Dưới chân thác có mặt sông rộng, hai bên bờ là thảm cỏ và vạt rừng nguyên sinh.
Hiện nay, thác Bản Giốc là đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thác Bản Giốc thuộc tỉnh nào?
Trên phần thác thuộc lãnh thổ Việt Nam, thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng. Nó nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km và cách Hà Nội gần 400km.
Điều tạo nên vẻ đẹp của thác này đó là nó không chảy thẳng 1 dải từ trên xuống mà có các mô đất nhấp nhô, khiến nước từ phần thác chính chảy qua tạo thành nhiều dải. Các dải này tạo thành những mảng trắng xóa, xen giữa màu xanh núi rừng.
Thác Bản Giốc cao bao nhiêu?
Thác Bản Giốc có độ cao 53m, được chia làm 3 tầng và có 2 dòng thác sẽ chảy quanh năm. Trong đó, thác chính rộng và cao nhất nằm ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc.
Giữa thác có một mô đá phủ đầy cây, mô đá này xẻ dòng nước thành nhiều luồng, tạo thành nhiều dải lụa trắng.
Nếu ở đây vào lúc mặt trời mọc, bạn sẽ chứng kiến sự xuất hiện của những chiếc cầu vồng, tạo nên một vẻ đẹp vô cùng kỳ ảo và nên thơ.
Những điều cần biết khi du lịch Bản Giốc – Cao Bằng
Nếu có ý định du lịch thác Bản Giốc Cao Bằng thì du khách không những cần tìm hiểu về địa hình mà còn một số thông tin về đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ. DiaDiem.Wiki sẽ đem đến cho bạn một số gợi ý cho chuyến hành trình khám phá Cao Bằng sắp tới nhé!
Vé tham quan thác Bản Giốc
Đến Bản Giốc, có một số chi phí bạn cần nắm như sau:
- Vé vào: 40k/người
- Chiếu ngồi: 30k
- Đi thuyền ra chân thác: 50k/người
- Thuê ngựa chụp: 20k/lần không giới hạn thời gian
- Gửi xe: 10k
- Thuê đồ: Thuê đồ dân tộc ở thác 50k/người.
- Bạn có thể lên chùa Phật Tích để nghỉ chân, ăn uống. Ở đây có đầy đủ tiện nghi như wifi, nước uống, quạt… nhưng vé vào hoàn toàn miễn phí
Phương tiện để đến thác Bản Giốc
Phương tiện đi Bản Giốc rất đa dạng tùy vào tình trạng và nhu cầu trải nghiệm của mỗi người.
Các bạn trẻ thường lựa chọn phượt bằng xe máy để không bỏ lỡ những trải nghiệm trên đường đến đó.
Bạn có thể chọn đi ô tô/ xe khách từ bến xe Mỹ Đình đến thành phố Cao Bằng. Sau đó bạn tiếp tục bắt xe huyện trùng Trùng Khánh (60km). Từ huyện Trùng Khánh, bạn phải đi xe ôm hoặc taxi khoảng 20km để đến thác Bản Giốc.
Với những du khách chỉ đến tham quan thác Bản Giốc mà không đi đâu nữa, bạn có thể chọn đi xe buýt. Các chuyến xe này khởi hành từ bến xe Cao Bằng với tần suất là 30 phút/chuyến. Xe dừng ngay cổng thác nên rất thuận lợi.
Ngoài ra, có các tour du lịch đến Bản Giốc, nếu bạn đi theo tour thì sẽ không cần lo nghĩ phải di chuyển đến đây bằng phương tiện nào.
Di chuyển đến thác Bản Giốc như thế nào?
Từ trung tâm Hà Nội đi đến thác Bản Giốc:
Xe khách: Bạn mất khoảng 7 tiếng và 200k/ người để đi xe giường nằm từ bến xe Mỹ Đình đến thành phố Cao Bằng. Tiếp đó là bắt xe đi huyện Trùng Khánh (60km). Cuối cùng là đi xe ôm hoặc taxi khoảng 20km để vào Bản Giốc.
Xe máy, ô tô riêng: Đường lên thác Bản Giốc khá xa và địa hình hiểm trở, nên nếu cảm chắc tay lái thì hãy lựa chọn đi xe tự lái. Bạn sẽ mất khoảng 8 – 10 tiếng để đi từ trung tâm Hà Nội tới nơi. Có 2 cung đường để bạn tham khảo:
- Cung đường 1: Trung tâm Hà Nội – cầu Thanh Trì – cao tốc Hà Nội Thái Nguyên – di chuyển vào địa phận tỉnh Bắc Kạn – Quốc lộ 3 – trung tâm Cao Bằng.
- Cung đường 2: Đi theo quốc lộ 3 cũ: TP Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng.
Di chuyển từ sân bay Nội Bài đến thác Bản Giốc
Hành trình này phù hợp với những du khách các tỉnh miền Trung hay TP Hồ Chí Minh.
- Taxi sân bay Nội Bài về tới huyện Trùng Khánh (khoảng cách 320 km) có giả khoảng hơn 3.000.000 VNĐ cho xe 4 chỗ và 7 chỗ.
- Taxi sân bay Nội Bài về thành phố Cao Bằng (khoảng cách 260km) có giá khoảng 2.500.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ cho xe 4 chỗ và 7 chỗ.
Các hoạt động vui chơi tại thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc như một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Vào những ngày trời nắng, ánh nắng chiếu qua dòng thác, tạo nên một phong cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
Bạn nên đến đây vào lúc 10h-11h, vì lúc này thuỷ điện phía đầu nguồn Trung Quốc vừa xả nước nên thác sẽ đẹp và lộng lẫy hơn. Một số hoạt động bạn nên trải nghiệm khi đến đây là:
Đi thuyền trên thác
Chi phí đi thuyền trên thác là 50k/ người. Để có những bức ảnh đẹp bạn cần đứng sát bờ để có thể bắt được toàn cảnh thác nước. Nếu muốn trải nghiệm cảm giác mạnh, bạn có thể đến gần sát chân thác bằng cách thuê thuyền máy của người dân địa phương.
Check-in tại cột mốc biên giới
7 tỉnh biên giới phía Bắc có tổng số 1971 cột mốc, trong đó Cao Bằng có đến 634 cột mốc. Do đó Cao Bằng được gọi là tỉnh có “thế mạnh cột mốc”.
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy rất nhiều cột mốc dọc theo bờ sông Quây Sơn. Khu vực thác Bản Giốc hiện có cột mốc 863(2) để bạn check-in mà không cần xin phép như các nơi khác.
Mốc 836(2) là mốc đôi cùng số, đặt bên bờ phía Việt Nam. Nhìn thẳng sang bên kia phía Trung Quốc sẽ có một mốc tương tự, đấy là mốc 836(1).
Đến chùa Trúc Lâm Bản Giốc
Chùa này chỉ cách Bản Giốc khoảng 500m, là chùa đầu tiên mọc lên ở biên giới phía Bắc tổ quốc. Ở đây thờ anh hùng Nùng Chí Cao – một nhân vật biểu tượng cho văn hoá thế kỷ 11.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc có diện tích hơn 2ha. Đứng ở đây có thể nhìn xuống thác Bản Giốc và chụp những bức ảnh sống ảo cực đẹp.
Khám phá động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao nằm tại bản Gun, xã Đàm Thuỷ. Động có chiều dài khoảng 2km, gồm ba cửa chính là: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và cửa Bản Thuôn phía sau núi thuộc Bản Thuôn.
Cái tên Ngườm Ngao được đặt theo tiếng dân tộc Tày, Ngườm có nghĩa là hang động, Ngao là hổ dịch nghĩa là Hang Hổ.
Động có vẻ đẹp huyền bí nhờ những lớp thạch nhũ óng ánh nhiều hình dáng khác nhau. Đặc biệt, những dải nhũ còn mục từ dưới lên, từ trên các vòm đá rủ xuống cực ký thú vị và độc đáo.
Nếu có dịp đến đây, đừng quên chụp những bức hình check-in để khoẻ với bạn bè nhé.
Tham quan đèo Mã Phục
Đèo Mã Phục nằm giữa huyện Trà Lĩnh và Hòa An, là con đèo đẹp nhất từ Phổ Lũng đến cửa khẩu Tà Nùng. Để đến đỉnh đèo, du khách phải đi 7 vòng dốc với đường hẹp, quanh co.
Nếu trong đoàn có người quen thuộc với cung đường này thì việc di chuyển của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Suốt chặng đường, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh núi rừng từ trên cao, rất hùng vĩ và thơ mộng.
Đến thác Cò Là
Thác Cò Là nằm trong xóm Bản Ruộc có những ngôi nhà sàn của người dân tộc Tày. Để di chuyển đến đây, bạn đi từ Trùng Khánh đến trung tâm xã Chí Viễn, theo tuyến đường qua xóm Nà Mu và vượt qua Nhà máy Thuỷ Điện Thoong Gót.
Theo người địa phương, thác được đặt tên theo một loại cây “cò là”. Quan nghìn năm kiến tạo tự nhiên, thác chảy với độ cao khoảng 30m và có 3 tầng trông rất độc đáo. Giữa mỗi tầng thác có các vũng nước lớn trong xanh.
Ăn gì khi du lịch thác Bản Giốc?
Một số món đặc sản Cao Bằng mà bạn nhất định phải thử khi đến đây:
- Khau nhục: Đây là món thịt ba chỉ hầm cách thuỷ, một món truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng trong dịp lễ, Tết, cưới hỏi… Khau nhục béo mà không ngấy, thơm mùi gia vị, ăn rất cuốn, món này ăn kèm với cơm nóng rất ngon.
- Bánh cuốn Cao Bằng: Món này ăn với nước xương ninh cùng măng ngâm mắc mật nên còn có tên là “bánh cuốn canh”. Bánh sẽ nhúng ngập trong bát canh có chút tương ớt, măng chua, sau đó dùng thìa và đũa vớt lên như khi ăn bún, phở.
- Măng nhồi thịt: Măng tươi đem bóc vỏ, để nguyên cây luộc rồi chẻ đôi, khoét phần ruột bên trong để có khoảng trống nhồi thịt. Khi ăn, măng ở ngoài giòn, thấm vị ngọt của thịt và gia vị hòa quyện với thịt mềm ăn rất ngon.
- Xôi ngũ sắc: Xôi có năm màu chủ đạo (trắng, vàng, đỏ, đen, xanh). Màu được tạo từ các loại cây, hoa tự nhiên. Xôi ngũ sắc là sự hòa quyện giữa mùi thơm của nếp, mùi hăng của lá cây và vị cay của lá dứa, là gừng. Tất cả tạo nên món xôi không những đẹp mắt mà còn mang hương vị đặc trưng của núi rừng.
- Vịt cỏ Trùng Khánh: Thịt vịt cỏ có vị ngọt, độ dai vừa phải nên rất được du khách ưa chuộng. Vịt cỏ Trùng Khánh có nguồn gốc từ vịt trời, trải qua quá trình thuần hóa tự nhiên và được người dân chăn nuôi nhiều đời nay.
- Thạch mác púp: Thạch mác púp có thể ăn với chè chè đỗ xanh, đỗ đen, chè ngô tạo nên sự kết hợp rất đặc biệt. Du khách có thể tìm món này ở thị trấn Trùng Khánh hoặc chợ phiên trên đường đến Bản Giốc.
Địa chỉ nghỉ ngơi khi du lịch thác Bản Giốc Cao Bằng
Một số Homestay thác Bản Giốc mà bạn có thể ghé như:
- Yen Nhi Homestay (Điện thoại: 0942 241 760): Thác Bản Giốc, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Ngườm Ngao Bản Giốc Homestay (Điện thoại: 0912 510 563): Làng đá Khuổi Ky, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Hoàng Công Homestay (Điện thoại: 0359873112): Làng đá Khuổi Ky, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Minh Khang Homestay (Điện thoại: 097 721 10 83): Thác Bản Giốc, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Trường Giang Homestay Ban Gioc (Điện thoại: 0833467285): Đường vào động Ngườm Ngao, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng.
Một số khách sạn thác Bản Giốc:
- Khách Sạn Hà Vương (Điện thoại: 096 281 13 11): Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Khách sạn Thang Hen (Điện thoại: 0206 3755888): Thị trấn Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Khách sạn Đình Văn (Điện thoại: 0206 3828082): Thị trấn Trùng Khánh, Trùng Khánh, Cao Bằng.
Lưu ý: Bạn nên chọn homestay để nghỉ ngơi khi du lịch thác Bản Giốc vì các khách sạn thường nằm ở vùng trung tâm thị trấn và bạn phải đi khá xa để đến đó.
Du lịch thác Bản Giốc mùa nào đẹp nhất?
Bản Giốc Cao Bằng có 2 mùa rõ rệt mỗi năm là mùa mưa và mùa khô.
Vào tháng 6 đến tháng 9, Bản Giốc đón những cơn mưa rào nên dòng chảy xiết mạng và ồ ạt, tạo nên dải lụa trắng xoá trông rất đẹp. Do đó, nhiều người do rằng đây là thời điểm lý tưởng để tham quan và tận hưởng cảnh đẹp ở nơi đây.
Tuy nhiên, du khách ngại du lịch vào mùa mưa thì có thể đến thác Bản Giốc từ tháng 9 trở đi. Lúc này thời tiết khô ráo vì bước vào mùa thu. Bạn sẽ được khắm nhìn bầu trời trong xanh, dòng sông Quây Sơn sóng sánh màu xanh ngọc và khi trời mát mẻ dễ chịu.
Xung quanh Thác Bản Giốc có gì tham quan?
Khu di tích Pác Pó – Suối Lê Nin
Theo hành trình du lịch thác Bản Giốc, đừng bỏ lỡ di tích hang Pác Bó và suối Lê Nin nhé. Địa điểm này thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng của Cao Bằng.
Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong thời kháng chiến. Bác Hồ từng làm việc tại đây để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đến đây, bạn có thể tham quan những di tích như nhà tưởng niệm bác, hang Cốc Bó, hang Bo Bam, suối Nậm, núi Các Mác… Đây đều là những di tích gắn liền với Bác Hồ và bội đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hồ Thang Hen
Hồ thuộc xã Quốc Toản, Trà Lĩnh, nằm ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển. Hồ ở giữa núi rừng, do đó màu xanh của cây vươn trên các vách đá soi bóng xuống mặt nước trong tạo nên vẻ đẹp mê đắm lòng người.
Hồ Thăng Hen có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m. Phía đầu nguồn là một hang rộng, nguồn nước từ trong hang chảy ra suốt ngày đêm.
Núi mắt thần
Núi Mắt thần – thác Nặm Trá nằm trong thung lũng thuộc xóm Bản Danh, xã Quốc Toản (Trà Lĩnh), cách hồ Thang Hen khoảng 2 km. Núi thu hút rất nhiều khác du lịch đến khám phá bởi vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ.
Lưu ý khi đi thác Bản Giốc
Bỏ túi một số lưu ý sau để sẵn sàng cho chuyến hành trình khám phá thác Bản Giốc:
- Thác Bản Giốc nằm ở ngay khu vực biên giới nên bạn nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân để sẵn sàng xuất trình khi được yêu cầu.
- Bạn cần ưu tiên những trang phục thoải mái, mang giày thể thao đế mềm và chuẩn bị mũ, kem chống nắng, xịt công trùng vì trong quá trình tham quan sẽ phải đi bộ và leo trèo nhiều.
- Không tự ý đi vào rừng hoặc lội nước khi không có hướng dẫn để tránh trơn trượt nguy hiểm.
Hình ảnh thác Bản Giốc đẹp
Dưới đây là một số hình ảnh thác Bản Giốc để bạn chiêm ngưỡng trước khi quyết định ghé thăm vùng đất này:
Các câu hỏi thường gặp
Thác Bản Giốc của Việt Nam hay Trung Quốc?
Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía Tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn nửa phía Đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Thác Bản Giốc mùa nào đẹp nhất?
Thác Bản Giốc từ tháng 6 đến tháng 9 nước chảy xiết nên được đánh giá là đẹp nhất. Tuy nhiên, lúc này thời tiết Bản Giốc có mưa, nếu bạn thích sự hanh khô thì có thể đến đây từ tháng 9 trở đi, khi Cao Bằng bước vào thu.
Trên đây là tất tần tật về thác Bản Giốc để bạn có thể tự tin lên lịch cho chuyến du lịch Cao Bằng sắp tới. Like & Share đến bạn bè, người thân để cùng nhau khám phá vùng đất lịch sử hùng vĩ này nhé. Nhớ theo dõi DiaDiem.Wiki để cập nhật thông tin về địa danh mới.