Phố đi bộ Nguyễn Huệ – Đặc sản Sài Thành không thể bỏ qua

Phố đi bộ Nguyễn Huệ là một trong những kiến trúc đô thị độc đáo của Thành phố Hồ Chí Minh. Nó không chỉ thu hút người dân thành phố mà cả khách du lịch cũng tò mò muốn khám phá. Đặc biệt là về đêm, phố đi bộ Nguyễn Huệ nhộn nhịp, lung linh sắc màu của ánh đèn. Đặc sắc nhất là màn trình diễn nhạc nước kết hợp đèn laser nghệ thuật tạo nên vẻ cuốn hút riêng cho con phố. Cùng DiaDiem.Wiki tìm hiểu rõ hơn về con phố này nhé.

Lịch sử phố đi bộ Nguyễn Huệ Sài Gòn

Có lẽ, ít ai biết phố đi bộ Nguyễn Huệ là nơi có lịch sử rất lâu đời, từ những năm cuối của thế kỷ XVIII.

Tiền thân của phố đi bộ là con kênh Kinh Lớn (hay còn gọi là Chợ Vải). Kênh Kinh Lớn do Nguyễn Ánh xây dựng nhằm mục đích dẫn nước từ sông Sài Gòn vào Gia Định.

Năm 1861, nhận lệnh của đô đốc Charner, Kinh Lớn đổi tên thành kênh đào Charner. Dọc 2 bờ kênh có đường Charner và đường Rigault.

Lúc bấy giờ, nơi đây bị ô nhiễm nặng nề do người Hoa vùng Quảng Đông buôn bán tấp nập với với số lượng hàng hoá lớn.

Lịch sử phố đi bộ Nguyễn Huệ

Năm 1887, kênh Charner bị lấp và đổi thành đại lộ Charner (còn gọi là đường Kinh Lấp). Đến năm 1965, đại lộ này chính thức lấy tên là Nguyễn Huệ và là con đường đẹp nhất thành phố “Hòn Ngọc Viễn Đông.

Từ năm 1960 đến thế kỷ XX, trong tiềm thức của người dân Sài Gòn luôn ghi dấu hình ảnh hoạt động sôi nổi của Đường Hoa Nguyễn Huệ.

Đến 30 tháng 4 năm 2015, Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ ra mắt sau hơn 7 tháng thi công và thu hút khá đông lượng khách đến tham quan.

Đôi nét về phố đi bộ Nguyễn Huệ

Đối với người Việt Nam, mọi người có thể chưa đến nhưng chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến cái tên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Nếu bạn đang có ý định đến đây để biết lý do vì sao con phố này lại thu hút đông người như vậy thì cùng tìm hiểu qua về nó nhé.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở đâu? Quận mấy?

Phố đi bộ Nguyễn Huệ tọa lạc ở vùng trung tâm quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Con đường này nối liền Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố với bờ sông Sài Gòn và bến Bạch Đằng.

Cụ thể, đường Nguyễn Huệ bắt đầu từ Lê Thánh Tôn (đối diện Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) cắt qua các đường Lê Lợi, Nguyễn Thiệp, Tôn Thất Thiệp, Mạc Thị Bưởi, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Hải Triều và kết thúc tại đường Tôn Đức Thắng (đối diện với công viên Bến Bạch Đằng).

phố đi bộ Nguyễn Huệ ở đâu

Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ khánh thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2015, có chiều rộng 64 mét và dài 670 mét. Nơi đây còn có tên khác là Quảng Trường Nguyễn Huệ hoặc Quảng Trường đi bộ Nguyễn Huệ.

Đường trên quảng trường được lát đá Granite, 2 bên được che phủ bởi 2 hàng cây xanh tươi. Bên trên là 2 đài phun nước, dưới là trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước, cũng là nơi quản lý an ninh và có nhà vệ sinh tiện nghi.

Giờ hoạt động phố Nguyễn Huệ

Phố Đi bộ Nguyễn Huệ mở hoạt động cả ngày vào tất cả các ngày trong tuần. Vì thế, bạn có thể đến đây tham quan bất cứ lúc nào.

Giờ hoạt động phố đi bộ Nguyễn Huệ

Tuy nhiên, khoảng 19h – 20h là thời điểm phố đi bộ nhộn nhịp và nhiều hoạt động vui chơi nhất. Đây là khoảng thời gian thời tiết mát mẻ và người dân đến giải tỏa sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Gửi xe phố đi bộ Nguyễn Huệ ở đâu?

Một số địa điểm mà bạn có thể gửi xe khi đến phố đi bộ Nguyễn Huệ là:

  • Tòa nhà Kumho (số 39 Lê Duẩn)
  • Tòa nhà Vincom A (số 72 Lê Thánh Tôn)
  • Trung tâm Vincom B Đồng Khởi (45A Lý Tự Trọng)
  • Vỉa hè Thi Sách – Đông Du
  • Khách sạn Sofitel Plaza (số 17 Lê Duẩn)
  • Sau lưng Nhà Hát Thành Phố (Số 7-9 Lam Sơn)
  • Vỉa hè Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh
  • Cạnh tòa nhà Sunwah – Vỉa hè Hồ Tùng Mậu
  • Cạnh số 117-121 Nguyễn Huệ
  • Vỉa hè Thi Sách – Nguyễn Siêu
  • Bãi giữ xe khách sạn Grand (số 8 Đồng Khởi)
  • Vỉa hè Hàm Nghi – Hải Triều
  • Vỉa hè trước số 5 Thi Sách.
  • Vỉa hè Pasteur – Tôn Thất Thiệp
  • Trường Cao Đẳng Cao Thắng (65 Huỳnh Thúc Kháng)
  • Vỉa hè Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng
  • Tòa nhà Sài Gòn Centre (65 Lê Lợi)
  • Công xã Paris – Nguyễn Văn Bình
  • Vỉa hè Thi Sách – Lê Thánh Tôn
  • Công trường Quách Thị Trang – Vỉa hè Hàm Nghi
  • Vỉa hè Hàm Nghi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa
  • Vỉa hè số 87 Hàm Nghi
  • Bưu Điện Thành phố
  • Nhà Văn hóa Thanh niên
  • Góc Kho bạc thành phố – Vỉa hè Hải Triều
  • Đoạn trước ngân hàng SHB – Vỉa hè Nguyễn Du

Gửi xe phố đi bộ Nguyễn Huệ ở đâu

Lưu ý: Chi phí giữ xe dao động từ 5.000đ đến 20.000đ tuỳ loại xe và thời điểm gửi xe.

Nếu đi xe buýt đến phố Đi Bộ Nguyễn Huệ, bạn có thể đi các tuyến số 03, 04, 124, 152, 19 và 93.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ cấm xe từ mấy giờ?

Các ngày trong tuần phố đi bộ cho xe cộ đi lại bình thường. Riêng với tối thứ 7 và tối Chủ Nhật, các loại xe không được phép đi vào để nhường đường cho người đi bộ.

Bạn cần lưu ý điều này đặc biệt là đối với những người đi xe máy.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ cấm xe từ mấy giờ

Phố đi bộ Nguyễn Huệ có gì?

Đừng lo sẽ không có gì chơi khi đến phố đi bộ Nguyễn Huệ nhé, vì ở đây có rất nhiều hoạt động thú vị chờ bạn khám phá.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ về đêm

Phố đi bộ Nguyễn Huệ về đêm là điểm nhấn đặc sắc của kiến trúc đô thị Sài Gòn.

Vào ban đêm, từ trên cao nhìn xuống, con phố tấp nập người đi với ánh đèn rực rỡ sắc màu. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp không kém phần linh linh, nhộn nhịp.

Bạn chắc chắn sẽ vô cùng thích thú nếu được thưởng thức màn trình diễn nhạc nước đặc sắc kết hợp với chiếu sáng mỹ thuật tại đây.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ về đêm

Quang phố đi bộ còn có các trung tâm thương mại.mua sắm và rất nhiều nhà hàng quán ăn thu hút khách. Ngay tại con đường  này, bạn sẽ có những bức ảnh tuyệt đẹp ở bất kỳ góc nào, đặc biệt là background tòa nhà “búp sen” Bitexco nổi tiếng Sài Gòn.

Các hoạt động vui chơi tại phố Nguyễn Huệ

Phố Nguyễn Huệ hằng ngày đều có hàng nghìn người đến tham quan từ người thành phố đến khác du lịch. Vì vậy, ở đây hội tụ rất nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn.

Sống ảo cực đẹp trên cung đường Nguyễn Huệ

Mặc dù mỗi ngày có hàng nghìn khách đến tham quan, nhưng không gian phố đi bộ Nguyễn Huệ vẫn luôn ngăn nắp, không rác thải, không ngổn ngang dây điện.

Các hoạt động vui chơi tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Nơi đây còn hội tụ cây cối xanh mát, đài phun nước, các tòa nhà cao tầng, quán ăn có ánh sáng rực rỡ. Tất cả là lý do đó đã ngẫu nhiên hình thành nên nhiều góc sống ảo tuyệt đẹp.

Chính vì vậy, cung đường đi bộ Nguyễn Huệ trở thành địa điểm chụp ảnh lý tưởng cho các bạn trẻ thành phố và khách du lịch.

Chung cư 42 Nguyễn Huệ

Khi mà mọi người còn chưa biết nhiều về phố đi bộ Nguyễn Huệ thì chung cư 24 đã rất hot trên mạng xã hội. Dường như, căn chung cư này trở nên thu hút như vậy nhờ vẻ cổ kính, rêu phong của nó theo thời gian mà chính bản thân nó tồn tại.

Chung cư 42 Nguyễn Huệ

Vì ngày càng được nhiều người biết đến các quán ăn, cafe, shop thời trang chi chít mọc lên ở đây. Trong đó có một vài cái tên đã rất quen thuộc với giới trẻ Sài Thành như cafe Partea, cafe Sài Gòn ơi…

Đường sách Nguyễn Huệ

Đường sách Nguyễn Huệ này nằm trên khu vực phố đi bộ, là địa điểm hấp dẫn với khách du lịch và đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích đọc cúng như sưu tầm sách.

Đường sách Nguyễn Huệ

Đến đây, bạn có thể tìm được các loại sách khác nhau như truyện tình cảm, truyện trinh thám, một số loại sách về kiến thức, khoa học, xã hội và cả sách thiếu nhi.

Những buổi trình diễn âm nhạc đường phố

Những buổi biểu diễn âm nhạc được xem như đặc sản của của phố đi bộ và ai cũng trông chờ. Buổi diễn là sự kết hợp của các bạn trẻ yêu âm nhạc cùng giao lưu và trình diễn.

Những buổi trình diễn âm nhạc đường phố

Không đình đám, phô trương như các buổi diễn âm nhạc lớn, thế nhưng âm nhạc phố đi bộ vẫn nhận được sự trông đợi của rất nhiều người. Nó mang đến cảm giác gần gũi, ấm cúng cho cả người thưởng thức và người biểu diễn.

Trải nghiệm ẩm thực tại phố đi bộ

Không chỉ trải nghiệm các hoạt động vui chơi, khi đến đây bạn còn thoả sức khám phá thiên đường ẩm thực tại phố Nguyễn Huệ.

Ăn gì ở phố đi bộ Nguyễn Huệ? Quán ăn phố đi bộ Nguyễn Huệ

Nếu là tín đồ ăn vặt, bạn có thể tản bộ vài tuyến đường trên phố này là có thể tìm thấy rất nhiều cực phẩm siêu hot của Sài Gòn. Ví dụ như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bingsu, kem hình thú.

Một số quán ăn quên lối về ở phố đi bộ như: Hurom juice, Chè Huê Ký, Cacao dầm, Kem hoa hồng Roseice, Bún riêu cua ốc Phan Rang Ninh Thuận, Kem Bạch Đằng, Cơm gà Chị Ái, Bánh mì chảo – Mạc Thị Bưởi…

Ăn gì ở phố đi bộ Nguyễn Huệ

Tại phố đi bố cũng không thiếu các thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhiều người biết đến như trà sữa bông gòn lại tại Boo Coffee, Phúc Long hay những cốc trà sữa thơm béo ngậy tại Slow và Chill Coffee.

Quán cafe view đẹp trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

Một số quán cafe sống ảo siêu xinh trên phố Nguyễn Huệ như:

  • Thinker & Dreamer: Quán nằm ở tầng 4, số 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé. Quán có tone màu chủ đạo là trắng và cách bài trí đơn giản nhưng vẫn rất thu hút. Bạn có thể ngồi ở ban công để vừa ngắm phố đi bộ, vừa thưởng thức đồ uống.
  • Cà phê Sài Gòn Ơi: Quán nằm ở tầng 5, số 42 Nguyễn Huệ. Không gian của Cà phê Sài Gòn Ơi được trang trí theo phong cách mộc mạc và gần gũi.
  • Boo Coffee: Quán nằm ở tầng 8 – 9 thuộc chung cư 42 Nguyễn Huệ. Đây là địa điểm lý tưởng để bạn thư giãn vào buổi tối cuối tuần. Nhìn ngắm dòng người qua lại cùng ánh đèn lung linh đem đến cảm giác vô cùng thoải mái và nhẹ nhàng.
  • The Letter Coffee: Quán nằm ở tầng 6 chung cư 42 Nguyễn Huệ. The Letter nằm nổi bật ở trung tâm với màu vàng sáng cùng không gian ban công rộng rãi. Ngồi tại đây nhìn ngắm đường phố vào chiều muộn hoặc màn đêm buông xuống thì thật tuyệt vời.

Quán cafe view đẹp trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

Kinh nghiệm đi phố đi bộ Nguyễn Huệ

Sau đây là một số kinh nghiệm hữu ích để du khách đến phố đi bộ dễ dàng và tránh những tình huống không mong muốn.

Kinh nghiệm di chuyển đến phố đi bộ

Thông thường, du khách đi du lịch không có phương tiện di chuyển nên thường chọn ô tô để di chuyển đến phố đi bộ Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, cung đường này rất dễ kẹt xe do đông người lui tới, điều này sẽ ảnh hưởng đến lịch trình đi chơi của bạn.

Do đó, để hạn chế tình trạng này, bạn có thể chọn xe máy hoặc xe bus làm phương tiện di chuyển đến phố Nguyễn Huệ.

Kinh nghiệm di chuyển đến phố đi bộ

Đối với xe máy, bạn có thể thuê xe tự lái hoặc đặt Grabcar để di chuyển theo chỉ đường đến phố đi bộ.

Đối với xe bus, bạn có các tuyến xe gần phố đi bộ như tuyển 03, 04, 124, 152, 19, 93. Đi xe bus giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí và còn hạn chế tình trạng kẹt xe.

Một số lưu ý khi tham quan phố đi bộ

Phố đi bộ thường tập trung rất đông người qua lại, bạn cần bỏ túi những kinh nghiệm sau khi đến tham quan ở đây:

  • Bạn nên lên cho mình một lịch trình tham quan phố đi bộ kết hợp với một số địa điểm các trong thành phố để tiết kiệm chi phí và thời gian.
  • Bạn nên hỏi giá gửi xe và giờ đóng cửa bãi giữ xe trước khi gửi.
  • Phố đi bộ hằng ngày đều rất đông người qua lại nên bạn cần chú ý bảo vệ tư trang, tránh trường hợp bị móc túi hoặc cướp giật.
  • Một lưu ý mà nhiều bạn không để ý là hãy chuẩn bị một chiếc điện thoại pin đầy và lên đồ sang chảnh để không bỏ lỡ bất kỳ góc sống ảo nào.

Một số lưu ý khi tham quan phố đi bộ

Các câu hỏi thường gặp

Phố đi bộ Nguyễn Huệ cấm xe từ mấy giờ?

Phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ cấm xe vào tối thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần để nhường đường cho người đi bộ và các hoạt động vui chơi.

Chiều dài kích thước phố đi bộ Nguyễn Huệ là bao nhiêu?

Phố đi bộ Nguyễn Huệ dài 670 mét và rộng 64 mét.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn có những hiểu biết và kinh nghiệm trước khi ghé thăm phố đi bộ Nguyễn Huệ. Theo dõi DiaDiem.Wiki để tiếp tục cập nhận những địa điểm vui chơi hấp dẫn nhé!

Related Posts

đồng bằng sông Cửu Long

Khám phá du lịch đồng bằng sông Cửu Long với 10 địa danh nổi tiếng

Miền Tây sông nước cụ thể là vùng đồng bằng sông Cửu Long là điểm đến du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Đến đây, bạn có rất nhiều lựa chọn để tham quan, trải nghiệm, đặc biệt là hòa mình với thiên nhiên và các hoạt động của người dân địa phương. Cùng khám phá một số địa điểm nổi bật ở đây nhé!

Read more
Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Lắng nghe hơi thở của núi rừng tại vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập là một điểm đến lý tưởng để trải nghiệm và khám phá thiên nhiên trong lành. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức về địa danh này và kinh nghiệm tham quan. Cùng theo dõi nhé!

Read more
Bến Nhà Rồng

Khám phá Bến Cảng Nhà Rồng – Nơi in dấu chân Bác Hồ ra đi tìm được cứu nước

Hình ảnh Bến Cảng Nhà Rồng quả thực mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá to lớn, là một dấu mốc vàng son của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về lịch sử của nơi bắt đầu hành trình cách mạng của Bác Hồ.

Read more
nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn – Biểu tượng đặc sắc của đô thị Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà là một trong bốn nhà thờ hiếm hoi được đích thân Giáo hoàng công nhận là Vương cung thánh đường. Cùng tìm hiểu về nhà thờ Đức Bà qua bài viết này nhé!

Read more

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *