Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là điểm đến không thể bỏ qua của khách du lịch trong và ngoài nước. Đây cũng là địa điểm quen thuộc đối với người dân đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh. Nhà thờ không những được xem như biểu tượng Công giáo mà còn là công trình kiến trúc độc đáo của thành phố. Cùng DiaDiem.Wiki tìm hiểu rõ hơn về Vương cung thánh đường này ngay sau đây nhé!
Giới thiệu nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà được phong sắc năm 1959, là Vương cung thánh đường đầu tiên của Việt Nam. Dưới đây là đôi nét về địa điểm này để khách du lịch dễ dàng ghé thăm khi đến Sài Gòn.
Tên gọi đầy đủ | Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội |
Địa chỉ | Số 1 Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh |
Năm khởi công | 1877 |
Năm hoàn thành | 1880 |
Kinh phí xây dựng | 2,5 triệu franc Pháp |
Lãnh đạo | Giuse Nguyễn Năng |
Giáo phái | Công giáo Rôma |
Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Quận mấy? Đường gì?
Ban đầu, có 3 nơi được đề xuất làm vị trí xây dựng nhà thờ. Địa chỉ được quyết định cũng là địa chỉ hiện nay, nằm ở trung tâm thành phố. Đó là tại số 1 Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Mặt chính của nhà thờ Đức Bà quay về hướng Đông Nam, phía đường Nguyễn Du còn lưng quay về phía đường Lê Duẩn. Khuôn viên nhà thờ không hề có hàng rào bao quanh, tạo nên góc nhìn cực đẹp và điểm nhấn cho không gian đô thị nơi đây.
Tên chính thức của nhà thờ Đức Bà
Tên chính thức của nhà thờ là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Tiếng Anh là Immaculate Conception Cathedral Basilica, tiếng Pháp là Cathédrale Notre-Dame de Saïgon).
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn còn có tên ngắn gọn là nhà thờ Đức Bà, là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận TP Hồ Chí Minh.
Kích thước nhà thờ Đức Bà là bao nhiêu?
Nhà thờ có tổng chiều dài là 93m, chiều rộng 35m và chiều cao tối đa là 60,5m. Vòm mái chính của nhà thờ cao 21m và 2 tháp chuông 2 bên cao gần 57m.
Có thể dễ dàng nhận ra, kiến trúc của nhà thờ Đức Bà mang hơi hướng kiến trúc cổ Pháp. Không gian thánh đường và khuôn viên bên ngoài đều rộng và thoáng.
Khách du lịch khi đặt chân đến Sài Gòn không chỉ để tham quan mà còn để tận hưởng sự bình yên, trong lành của nơi đây.
Giờ mở cửa nhà thờ Đức Bà
Xung quanh khuôn viên nhà thờ không có rào chắn, do đó bạn có thể đến bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả buổi tối.
Tuy nhiên nếu muốn tham quan bên trong thánh đường, bạn phải đến vào khoảng thời gian nhất định. Giờ mở cửa của nhà thờ là từ 5h sáng đến 8h tối.
Giờ lễ nhà thờ Đức Bà
- Từ thứ 2 đến thứ 7: 5h30 và 17h30.
- Chúa nhật thánh lễ diễn ra vào các giờ: 5h30, 6h45, 8h00, 9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h00, 17h15 và 18h30.
Cụ thể: Vào ngày thường tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sẽ có 2 thánh lễ diễn ra vào 5h30 sáng và 5h30 chiều. Riêng ngày Chúa nhật sẽ có tới 7 thánh lễ diễn ra. Bạn có thể theo dõi lịch trình để có thể đến lễ đúng giờ.
Lịch sử nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà có thể nói là một trong những biểu tượng tôn giáo nổi bật ở giữa trung tâm Sài Gòn. Hằng ngày, lượng người ghé đến tham quan không thể đếm được.
Thế nhưng, ít tìm hiểu về lịch sử của địa điểm này. Theo tài liệu, nhà thờ đã có từ thời Pháp thuộc và được lập tại ngôi chùa bị bỏ hoang.
Nhà thờ Đức Bà xây dựng năm nào?
Nhà thờ đầu tiên được đặt đá xây dựng vào ngày 28 tháng 3 năm 1863 và hoàn thành vào năm 1865. Tuy nhiên, vì dựng bằng gỗ nên về sau có nhiều hư hại do mọt gỗ, mối.
Đến năm 1877, sau khi chọn được bản thiết kế của kiến trúc sư J. Bourard trong 18 thiết kế được vẽ, nhà thờ Đức Bà chính thức khởi công. Công trình này xây dựng trong 3 năm.
Sau đó nghi thức cung hiến và khánh thành tổ chức trọng thể bởi cố đạo Colombert.
Nhà thờ Đức Bà hoàn thành năm nào?
Sau 3 năm kể từ ngày khởi công, ngày 11 tháng 4 năm 1880 (cũng là Lễ Phục sinh), nghi thức cung hiến và lễ khánh thành nhà thờ Đức Bà diễn ra.
Buổi lễ do Cố đạo Colombert tổ chức với sự tham gia của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers.
Đôi nét về lịch sử nhà thờ Đức Bà Hồ Chí Minh
Lúc bấy giờ, sau khi chiếm đóng Sài Gòn, Pháp tiến hành lập nhà thờ để cử hành Thánh lễ cho những người theo Công giáo. Nhà thờ đầu tiên nằm ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế, quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Địa điểm đó là một ngôi chùa bị bỏ hoang và được linh mục Lefebvre tu sửa lại rất khang trang, sạch sẽ. Tuy nhiên quy mô cũng khá nhỏ và còn nhiều thiếu sót trong xây dựng.
Đến năm 1863, Đô đốc Bonard cho khởi công xây thêm một nhà thờ khác ở bên bờ ‘Kinh lớn” (nay là toà nhà Sun Wah). Nhà thờ có tên là Nhà thờ Sài Gòn và hoàn thành năm 1865. Sau đó không lâu, nó đã bị phá bỏ do vật liệu chủ yếu là gỗ nên bị hư hại do côn trùng và ẩm mốc.
Tháng 8 năm 1876, một cuộc thi thiết kế nhà thờ mới được tổ chức. Vượt qua 17 thí sinh khác, đồ án với phong cách Roman pha với kiến trúc Gothic của kiến trúc sư J. Bourad đã được chọn.
Chính ông J. Bourad cũng là người thắng đấu thầu và giám sát công trình trực tiếp. Có ba vị trí được đề xuất cho xây dựng Nhà Thờ Đức Bà:
- Trên nền Trường Thi cũ (Toà Đại sứ Pháp ngày nay).
- Ở khu Kinh Lớn, vị trí nhà thờ Sài Gòn.
- Vị trí mà nhà thờ tọa lạc hiện nay.
Ngày 7 thάng 10 năm 1877, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được khởi công và hoàn thành vào năm 1880 (trong 3 năm).
Đầu năm 1959, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên cho đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình lên bệ đá ở công viên trước nhà thờ. Nhân sự kiện này, nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Đức Bà.
Cuối năm 1959, Tòa thánh Vatican phong nhà thờ lên hàng tiểu Vương cung thánh đường. Lấy tên gọi chính thức là Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Dự án trùng tu nhà thờ Đức Bà
Dự án trùng tu Nhà thờ Đức Bà được khởi công xây dựng vào năm 2017. Ngày 4 tháng 7 năm 2017, UBND TPHCM đã cấp phép cho tu bổ công trình này. Và theo dự kiến sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2023.
Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua, quá trình thi công gặp nhiều khó khăn. Cụ thể việc nhập khẩu vật liệu phục vụ cho sửa chữa Nhà thờ từ Pháp, Đức bị hạn chế. Vì vậy, công trình dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2027 mới có thể hoàn thành.
Kinh phí trùng tu nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà được tu bổ với tổng mức đầu tư hơn 140 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa do Tòa Tổng giám mục TP HCM là chủ đầu tư. Sau hai lần lạc quyên vào năm 2015 và 2017, các giáo xứ đã đóng góp được 71 tỷ đồng.
Trong quá trình xây dựng, khuôn viên nhà thờ được rào chắn xung quanh với hệ thống giàn giáo. Mặc dù không cho du khách vào trong tham quan nhưng nhà thờ vẫn hoạt động bình thường.
Đặc điểm kiến trúc của nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà theo dạng thánh thất Basilica có mặt bằng hình chữ thập dài 93m. Bao gồm gian lớn chính giữa, hậu cung hình bán nguyệt và hai hành lang cánh.
Kiến trúc bên ngoài theo phong cách roman nhưng bên trong là cuốn vòm gãy kiểu Gothic. Sự kết hợp này tạo nên một phong cách rất riêng và độc đáo.
Kiến trúc bên ngoài nhà thờ Đức Bà
Trước nhà thờ, cách một con đường là vườn hoa nhiều sắc màu với tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch.
Vật liệu xây dựng nhà thờ Đức Bà chủ yếu nhập khẩu từ Pháp. Toàn bộ bề mặt công trình được xây bằng đá xanh và gạch trần, không tô trát nhưng vẫn giữ nguyên màu hồng tươi sau 130 năm.
Công trình có hình thức đối xứng với đỉnh cao nhất là tháp chuông. Sức chứa của nhà thờ có thể lên đến 1200 người.
Một chiếc đồng hồ được đặt ở mặt trước nhà thờ, giữa 2 tháp chuông và dưới đỉnh mái. Nó được sản xuất tại Thuỵ Sỹ năm 1877, có trọng lượng hơn 1 tấn. Đến hiện tại, sản phẩm đã được xem như một món đồ cổ nhưng nó vẫn hoạt động chính xác.
Kiến trúc bên trong nhà thờ Đức Bà
Bên trong nhà thờ là cuốn vòm gãy, trần cao. Các họa tiết trang trí mang phong cách Gothic Gian lớn chính giữa với hai hành lang cánh được thiết kế cột cao. Các dàn cửa sổ trên cao và hậu cung bán nguyệt có nhiệm vụ lấy ánh sáng cho không gian.
Bên trong nhà thờ còn đặc biệt ở chỗ có 56 cửa kính màu, 25 cửa sổ mắt bò và 31 hình bông hồng tròn.
Tất cả các hoạ tiết, cửa sổ đã tạo hiệu ứng ánh sáng huyền ảo tuyệt đẹp cho nhà thờ. Đem đến cảm giác trang nghiệm, tĩnh lặng và thánh thiện.
Trong thánh đường có 2 hàng cột chính hình chữ nhật. Mỗi hàng có 6 chiếc tượng trưng cho 12 thánh tông đồ. Bàn thờ nơi Cung Thánh được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối với hình 6 vị thiên thần đỡ mặt bàn thờ.
Ý nghĩa của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà với hơn 100 năm tuổi, là một công trình đồ sộ, uy nghi và tráng lệ. Nó đã trở thành công trình đặc sắc biểu trưng cho Công giáo nói riêng và TP Hồ Chí Minh nói chung.
Đây cũng là nhân chứng lịch sử của dân tộc Việt Nam, chứng kiến giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
Nhà thờ xứng đáng là một tuyệt tác kiến trúc, tiêu biểu, góp phần tạo nên diện mạo của trung tâm đô thị Sài Gòn. Hơn nữa công trình cũng thể hiện sự giao lưu và tiếp biến văn hóa – kiến trúc Đông – Tây.
Các câu hỏi thường gặp
Nhà thờ Đức Bà sửa xong chưa?
Nhà thờ Đức Bà hiện nay chưa tu sửa xong. Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2023 nhưng do tình hình dịch bệnh, công trình sẽ kéo dài đến năm 2027.
Giờ lễ nhà thờ Đức Bà hôm nay?
Từ thứ 2 đến thứ 7, giờ lễ là 5h30 và 17h30. Ngày Chúa nhật có 7 giờ lễ là 5h30, 6h45, 8h00, 9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h00, 17h15 và 18h30.
Nhà thờ Đức Bà do kiến trúc sư nào thiết kế?
Nhà thờ Đức Bà được xây dựng dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư Jules Bourard.
Trên đây là tất tần tật về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để bạn đọc tham khảo. DiaDiem.Wiki luôn cố gắng mang đến cho độc giả những thông tin mới và chính xác nhất. Like và Share nếu bài viết này hữu ích với bạn nhé.