Chùa Thiên Mụ là cái tên không thể bỏ qua khi người ta nhắc về Huế. Nơi đây được xem như linh hồn của vùng đất cố đô với kiến trúc độc đáo và gắn liền với những câu chuyện lịch sử kỳ bí. Đến đây du khách sẽ được thả hồn vào giai điệu của sự bình yên, không có những ồn ào tấp nập. Hãy cùng DiaDiem.Wiki khám phá những bí ẩn của ngôi chùa hàng trăm năm tuổi này nhé.
Giới thiệu về chùa Thiên Mụ
Thành phố Huế xinh đẹp là nơi hội tụ rất nhiều chùa chiền, di tích nổi tiếng của Việt Nam. Trong đó chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất thu hút rất đông du khách đến tham quan mỗi năm.
Chùa tọa lạc ở một vùng sông nước hữu tình, vẻ đẹp của nơi đây là nguồn cảm hứng bất tận của các tác phẩm âm nhạc, thơ ca, hội họa. Không chỉ có kiến trúc độc đáo, chùa Thiên Mụ là sự kết tinh của các giá trị văn hóa lịch sử và cả tâm linh.
Ngôi chùa này là một trong những điểm đến mà không ai bỏ qua nếu đã du lịch đến Huế. Nổi bật nhất ở chùa là tháp Phước Duyên cao 7 tầng và mỗi tầng đều thờ tượng Phật. Đây là công trình cốt yếu của cả kiến trúc chùa và nhìn ở xa ta vẫn có thể thấy được.
Địa chỉ chùa Thiên Mụ ở đâu?
Chùa nằm trên ngọn đồi Hạ Khuê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, thuộc làng An Ninh, phường Kim Long, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây.
Trước chùa là phong cảnh non nước hữu tình của dòng sông Hương thơ mộng. Khung cảnh yên bình của nơi đây biến Thiên Mụ trở thành điểm dừng chân không thể bỏ lỡ khi đến đất Huế.
Tên gọi chùa Thiên Mụ có ý nghĩa gì?
Căn cứ vào huyền thoại và hình dạng Hán tự ghi trên các tài liệu, có thể nói rằng trong tên gọi Thiên Mụ, “Thiên” có nghĩa là “Trời”.
Năm 1862, vào thời vua Tự Đức, vì cầu có con nối dõi và vua sợ chữ “Thiên” sẽ phạm đến trời nên đổi tên “Thiên Mụ” thành chùa “Linh Mụ” (được hiểu là Bà mụ linh thiêng).
Việc kiêng gọi Thiên Mụ chỉ kéo dài từ năm 1862 đến 1869. Sau này, người dân vẫn thoải mái sử dụng cả hai tên: chùa Linh Mụ và Thiên Mụ.
Vì âm người Huế nói “Thiên” nghe giống “Thiêng” mà “Linh” cũng đồng nghĩa với “Thiêng” nên khi nói “Linh Mụ”, “Thiêng Mụ” hay “Thiên Mụ” thì đều là muốn nói đến ngôi chùa này.
Lịch sử chùa Thiên Mụ
Thiên Mụ (Linh Mụ) làmột trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Huế. Đến nay, chùa đã có hơn 400 tuổi với nhiều lần tu sửa và mở rộng quy mô bằng cách xây thêm nhiều công trình khác xung quanh.
Chùa Thiên Mụ xây dựng năm nào? Dưới triều đại nào?
Chùa Thiên Mụ xây dựng vào năm 1601 (năm Tân Sửu), dưới thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa đầu tiên ở Đàng Trong.
Tương truyền, chúa Nguyễn Hoàng đến làng Thượng Hòa (Quảng Nam) đã đích thân xem xét địa thể để xây dựng cơ đồ cho họ Nguyễn. Khi đang cưỡi ngựa dọc bờ sông Hương thì nhìn thấy một ngọn đồi nhỏ tên Hà Khê.
Thế đất được đánh giá là giống như con rồng quay đầu lại nên chúa đã cho xây một ngôi đền ở trên đồi. Đền nằm hướng ra sông Hương và có tên gọi là Thiên Mụ. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần trùng tu lại ngôi chùa với quy mô nhỏ.
Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc một quả chuông lớn bằng đồng nặng hơn 3 tấn, tác phẩm này có tên là chuông Đại Hồng Chung. Tiếng chuông vang lên như mang lại sự ấm áp và bình yên trong lòng những người con xứ Huế.
Với quy mô và vẻ đẹp tự nhiên, chùa Thiên Mụ trở thành ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam. Chùa có tuổi đời hơn 400 năm đã trải qua rất nhiều lần trùng tu dưới thời các vua Nguyễn.
Sự tích dân gian chùa Linh Mụ
Một sự tích chùa Linh Mụ kể rằng, trên đồi Hà Khê thường xuất hiện một cô gái mặc trang phục màu trắng và đỏ. Cô gái nói với dân làng rằng có một anh hùng đã đến vùng đất này.
Người anh hùng đến để dựng đền thờ trên núi nhằm quy tụ phong thủy của thiên nhiên, thu hút hiền tài, dũng sĩ và giúp dân tộc phát triển.
Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng đến vùng này và nghe về truyền thuyết đó nên cho dân dựng chùa theo lời cô gái. Ông tin cô gái đó là người của trời nên đã đặt tên chùa là Thiên Mụ (Bà Chúa Trời).
Quá trình trùng tu chùa Thiên Mụ
Dưới thời các chúa Nguyễn, chùa Linh Mụ Huế đã trải qua rất nhiều lần tu bổ. Trong đó đợt trùng tu dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu là nổi bật nhất.
Vào thời Quốc Tổ Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), ông đã tự viết bia ký và khắc lên tấm bia lớn nhằm ghi nhớ việc xây dựng những công trình kiến trúc ở đây. Năm 1710, ông còn cho đúc chiếc chuông lớn và trên chuông có khắc một bài minh.
Năm 1714, ông đại trùng tu những công trình khác ở chùa như điện Đại Hùng, điện Thiên Vương, lầu Tàng Kinh, nhà Thuyết Pháp…
Đặc biệt, chúa còn cử người dân đến Trung Quốc để mua hơn 1.000 bộ kinh Phật đặt ở lầu Tàng Kinh. Việc làm này nhằm ca ngợi những triết lý đạo Phật.
Bên cạnh đó, bộ kinh này ghi rõ sự tích về Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong.
Kiến trúc chùa Thiên Mụ
Khi đến tham quan chùa Linh Mụ, bạn sẽ thấy một quần thể rất nhiều công trình có kiến trúc bề thế và đẹp mắt. Nổi bật lên trong đó là Đại điện Hùng. Khuôn viên của chùa là được chăm sóc kỹ lưỡng hằng ngày.
Tại chùa, hòn non bộ của vị Đài Tấn (vị tổ nghề hát tuồng ở Việt Nam) đặt cạnh chiếc xe ô tô là di vật của Hòa thượng Thích Quảng Đức.
Cuối vườn là khu mộ hình tháp của Hòa thượng Thích Đôn Hậu – trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ. Ông đã dành cả cuộc đời để cống hiến và làm những hoạt động công ích giúp cho đời.
Trên mái chùa, những chi tiết được chạm khắc rất tinh tế và nghệ thuật. Mọi ngóc ngách, mỗi công trình mà du khách đang nhìn thấy là sự kết tinh từ những bàn tay tỉ mỉ, công phu của các nghệ nhân.
Không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc, lịch sử văn hóa, nơi đây còn lưu giữ những cổ vật từ xa xưa. Bao gồm các câu đối, tượng cổ quý hiếm và hàng loại chuông đồng, bia đá. Các cổ vật vừa có giá trị lịch sử vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Từ trên chùa nhìn xuống, dòng sông Hương thơ mộng lấp lánh sau những tán cây xanh rờn. Giữa dòng nước mênh mông, những chiếc thuyền neo đậu dưới bến chờ các vị khách đang tham quan chùa.
Giờ mở cửa chùa Thiên Mụ
Bạn có thể đến tham quan bất kỳ thời điểm nào vì chùa Thiên Mụ mở cửa cả ngày. Nếu muốn thư giãn trong không gian bình yên và có những bức ảnh đẹp thì nên đến vào khoảng 6h00 – 8h00.
Hoặc nếu du khách muốn chiêm ngưỡng hoàng hôn ở bờ sông Hương yên ả thì có thể ghé chùa vào khoảng 17h00 đến 18h00.
Giá vé vào cổng chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ không bán vé tham quan, đây là địa điểm mà bạn có thể trải nghiệm miễn phí khi đến Huế.
Nếu đã đến chùa Linh Mụ, du khách có thể ghé thăm một số di tích, thắng cảnh gần đó như: Kinh Thành Huế, Lăng Minh Mạng, Điện Hòn Chén, Nhà Vườn An Hiên.
Hướng dẫn cách đi đến chùa Thiên Mụ
Có rất nhiều cách để bạn có thể ghé tham quan chùa Linh Mụ:
- Đi xe ô tô có tài xế riêng: Du khách đi dọc đường Kim Long và rẽ vào Nguyễn Phúc Chu. Bạn chỉ mất khoảng 10 phút để đến chùa nếu đi từ trung tâm thành phố.
- Đi thuyền: Thuyền rồng sẽ đi dọc sông Hương và mất khoảng 30 phút để đến chùa. Phương tiện này sẽ đi lâu hơn nhưng bạn sẽ được tận hưởng phong cảnh tuyệt đẹp, làn gió mát rượi thổi qua trong suốt quá trình di chuyển.
- Đi xe đạp: Thành phố Huế không quá lớn, nếu ở trung tâm, bạn có thể thuê xe đạp để có thể vi vu khắp các cung đường. Nếu đi bằng xe đạp, bạn có thể kết hợp tham quan một số điểm gần chùa Thiên Mụ như chùa Huyền Không, Văn Miếu Huế. Tuy nhiên bạn nên đi vào sáng sớm để tránh nắng gắt và chú ý ở các cung đường nhiều xe cộ.
Du lịch chùa Thiên Mụ có gì đặc biệt?
Chùa Thiên Mụ Huế là ngôi chùa mà có lẽ bất kỳ khách du lịch nào khi đến Huế đều ghé thăm. Dưới đây là một số kiến trúc đặc sắc tại chùa mà bạn có thể tham quan và check in.
Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên được đánh giá là nổi bật nhất và đã trở thành biểu tượng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp được xây năm 1984 với 7 tầng và có chiều cao 21m. Mỗi tầng tháp cao khoảng 2m và đều thờ tượng Phật.
Kiến trúc tháp vô cùng khác lạ, độc đáo và mang đậm chất Huế. Tháp có hình bát giác với đỉnh tháp nhỏ, thân tháp bằng gạch mộc. Trong chùa có chiếc cầu thang xoắn ốc đưa bạn lên tầng cao nhất (nơi trước đây đặt bức tượng Phật bằng vàng).
Phía trước tháp Phước Nguyên là đền Hương Nguyên, nhưng đã bị sập sau trận bão năm 1904. Sau này được xây dựng lại với quy mô nhỏ hơn.
Điện Đại Hùng
Nằm ở chính diện chùa Thiên Mụ là Điện Đại Hùng, là nơi thờ Phật Di Lặc. Trong điện có những bức tượng Phật sáng chói, bức hoành phi bằng gỗ son thếp vàng và một khánh đồng đúc năm 1677.
Đặc biệt, phía sau điện là khoảng đất chôn chất Pháp sư Thích Đôn Hậu (Trụ trì của chùa).
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là nơi bạn phải bước qua trước khi vào chùa Thiên Mụ. Cổng chính này dẫn thẳng vào chùa với 2 tầng, 8 mái, 3 lối đi. Cửa được làm bằng gỗ son đỏ rất kiên cố.
Xung quanh cổng trưng bày những bức tượng thần Hộ Pháp với mục đích trấn giữ cho ngôi chùa.
Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu
Thích Đôn Hậu là vị hòa thượng trụ trì nổi tiếng ở chùa. Ông đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, người dân rất kính trọng ông bởi những hoạt động công ích mà ông đã làm để giúp người. Sau khi viên tịch, cai quản chùa và người dân đã làm lễ chôn chất ông dưới tháp. Tháp đặt ở cuối khuôn viên và được nhiều người thường xuyên lui tới để tỏ lòng tôn kính và biết ơn vị hòa thượng Thích Đôn Hậu.
Đền Địa Tạng
Đền Địa Tạng nằm phía sau điện Đại Hùng và ngăn cách bởi một khoảng sân khá rộng trưng bày nhiều cây cảnh. Đền này nằm trên nền của chùa Di Lặc cũ. Quang cảnh ở đây có sân rộng, cỏ cây xanh mát mang đến cho bạn sự tĩnh lặng, yên bình.
Ban đầu đền này xây dựng để thờ Quan Công (1097) dựa trên ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa. Người dân cho rằng, Quan Công sau khi mất rất linh thiêng, phân biệt âm dương, tốt xấu.
Lời nguyền xoay quanh chùa Thiên Mụ có thật không?
Trong quá trình hình thành, phát triển đến ngày hôm nay, chùa Thiên Mụ gắn với rất nhiều sự tích kỳ bí mà bao thế hệ người dân vẫn luôn nhắc lại. Đặc biệt là câu chuyện “Oán tình duyên”.
Tương truyền, vùng đất này có một đôi nam nữ yêu nhau say đắm. Nhưng trớ trêu, vì quan điểm môn đăng hộ đối thời đó, chàng trai nghèo không được kết hôn với một tiểu thư quyền quý. Đôi uyên ương này cũng lâm vào tình cảnh đó và tình yêu của họ bị gia đình nhà gái phản đối quyết liệt.
Vì quá đau khổ, cả hai đã gieo mình xuống sông Hương để giải thoát với mong muốn “không sống được cùng nhau thì có thể chết cùng nhau”. Thế nhưng, chỉ có chàng trai ra đi còn nàng trôi dạt vào bờ và được một số người dân cứu mạng.
Theo thời gian, nỗi đau khổ trong tình yêu của công chúa dẫn được hàn gắn. Nhưng chàng trai vẫn đang chờ đợi cô ấy ở nơi tử nguyệt. Chờ mãi không thấy, chàng uất hận và nhập vào chùa Linh Mụ.
Từ đó về sau, người dân truyền tai nhau về lời nguyền “Cặp đôi nào yêu nhau đến chùa Thiên Mụ đều không có kết quả tốt đẹp”.
Lời nguyền đến nay vẫn chưa được phá bỏ. Thế nhưng, khi nhắc đến sự tích này, trụ trì tại chùa cho hay: “Trên thực tế, câu chuyện được thêu dệt nên để răn đe những cặp đôi lợi dụng góc khuất của chùa làm những chuyện ảnh hưởng tôn nghiêm và sự thanh tĩnh”.
Do đó, lời nguyền này không có thật nhưng mang một ý nghĩa là nhắn nhủ những người đến chùa cần lịch sự, trang nghiêm để giữ hình ảnh đẹp đẽ của nơi đây.
Một số lưu ý khi tham quan chùa Thiên Mụ
Vì đây là địa điểm tâm linh nên du khách khi đến đây cần lưu ý một số điều sau:
- Ăn mặc lịch sự, kín đáo, không mặc trang phục quá ngắn và hở hang. Nếu bạn mặc trang phục không phù hợp sẽ không được vào bên trong chùa.
- Khi vào trong cầu khấn thì không được đội mũ.
- Nếu du khách đến tham quan vào mùa hè thì cần chuẩn bị nước uống, ô che để dùng khi cần thiết.
- Chùa Thiên Mũ là nơi mang đến sự bình yên, tĩnh lặng nên khi vào chùa du khách không được nói tục, không nên nói chuyện, đùa giỡn lớn tiếng.
Hình ảnh chùa Thiên Mụ đẹp nhất
Chùa Thiên Mụ mang một vẻ đẹp cổ kính nhờ kiến trúc độc đáo và thanh bình nhờ tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng.
Nếu đến Huế mộng mơ mà chưa ghé thăm chùa Thiên Mụ thì quả là một thiếu sót. Đến đây bạn sẽ được tận hưởng không gian yên bình, mát mẻ và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cùng những dấu tích lịch sử hơn 400 năm tuổi. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc. Theo dõi DiaDiem.Wiki để có nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!