Chùa Cầu Hội An – Biểu tượng đặc trưng của phố cổ mang đậm dấu ấn thời gian

Chùa Cầu Hội An từ lâu đã trở thành biểu tượng du lịch của phố Cổ. Trải qua 4 thế kỷ cùng những thăng trầm của lịch sử, chùa Cầu vẫn tồn tại ở đó. Hơn nữa còn thu hút rất đông du khách đến tham quan mỗi ngày. Ngôi chùa này giờ đây là gắn liền với đời sống của người dân phố Hội, là kết tinh linh hồn của đất và người Hội An. Cùng DiaDiem.Wiki khám phá những điểm độc đáo của ngôi chùa này nhé.

Giới thiệu Chùa Cầu – Di tích cổ kính ở Hội An

Chùa cầu Hội An do Nhật Bản xây dựng từ nhiều thế kỷ trước, là di sản văn hoá Phù Tang duy nhất ở Việt Nam. Bên cạnh việc sử dụng cho lưu thông, đây còn là nơi hoạt động tín ngưỡng của người dân phố Cổ bao đời nay.

Tên gọi Chùa Cầu

Chùa Cầu Hội An có tên là Lai Kiều Viễn, hay cầu Nhật Bản và thường được gọi là Chùa Cầu. Nhiều người thắc mắc tại sao lại gọi là Chùa Cầu. Sở dĩ có cách gọi như vậy bởi kiến trúc độc đáo của công trình này. Mặc dù là một cây cầu uốn cong dài 18m qua con rạch chảy vào sông Hoài nhưng lại trông giống như một ngôi chùa.

Giới thiệu chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu gắn liền với đời sống của bao thế hệ người Hội An và nay đã trở thành biểu tượng của phố Cổ. Nhờ đó mà địa điểm này được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hoá quốc gia vào năm 1990.

Chùa Cầu Hội An ở đâu?

Chùa cầu Hội An nằm tiếp giáp giữa đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai. Cụ thể là ở số 186 Trần Phú, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy ngôi chùa này nếu rảo bước vài vòng quanh phố Cổ.

Với vị trí ngay trung tâm và vắt ngang dòng sông Hoài thơ mộng, Chùa Cầu Hội An trở thành điểm đến quen thuộc của khách du lịch trong và ngoài nước. Chùa Cầu được ví von như mảnh ghép tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Chùa Cầu Hội An ở đâu

Chùa Cầu Hội An xây dựng năm nào?

Chùa cầu Hội An được người Nhật Bản xây dựng từ những năm của thế kỷ 17 và đi vào hoạt động từ năm 1593. Đã hơn 400 năm trôi qua kể từ ngày chùa Cầu được khởi công xây dựng và qua nhiều lần trùng tu.

Sau nhiều lần như vậy, nét kiến trúc Nhật Bản ban đầu đã dần mai một, thay vào đó là phong cách Việt, Trung như hiện nay. Tháng 2/1990, chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.

Chùa Cầu Hội An xây dựng năm nào

Kiến Trúc chùa Cầu Hội An

Kiến trúc chùa Cầu Hội An mang đậm phong cách Nhật Bản với tổng chiều dài khoảng 18m, rộng 3m. Cầu sử dụng vật liệu hoàn toàn từ gỗ, trên đó có các chi tiết trạm trổ công phu.

Cấu trúc cầu gồm có 3 phần chính: 2 phần đầu cầu và 1 phần thân cầu. Mỗi phía đầu cầu có 3 nhịp, phần thân cầu có 5 nhịp đặt trên các trụ gạch cắm thẳng xuống nước.

Phần mái là kiểu mái ngói âm dương với mai che vòng cung uyển chuyển che kín cả cây cầu, .Cửa chính có tấm biển lớn được chạm nổi chữ Hán “Lai Viễn Kiều”. Phần chùa được ngăn cách với cầu bởi một lớp vách gỗ cùng với bộ cửa bức bàn thượng song hạ bản khiến cho không gian thêm đặc biệt.

Phần mái như bờ nóc, bờ chảy có nhiều chi tiết trang trí, đặc biệt những cái đĩa gốm men lam khảm trên mái. Chùa Cầu còn giữ nhiều bia đá ghi lại những cột mốc lịch sử của công trình và phố Hội An.

Kiến Trúc chùa Cầu Hội An

Bên cạnh đó, chùa Cầu còn gây ấn tượng với du khách bởi hai bức tượng thú đứng chầu. Đó là hai linh vật Chó và Khỉ rất oai nghiêm, nhằm mục đích trấn giữ ngôi chùa. Đồng thời, điều này còn có ý nghĩa là công trình khởi công vào năm Thân và đến năm Tuất thì hoàn thành.

Dẫu ban đầu là một công trình kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản, nhưng sau nhiều lần trùng tu, chùa Cầu hiện nay có nhiều nét của một ngôi chùa Việt Nam và Trung Quốc.

Chùa Cầu Hội An thờ vị thần nào?

Ở chùa Cầu Hội An thờ thần hộ mệnh Bắc Đế Trấn Vũ. Đây là một vị thần lớn của Đạo giáo, đã có công bảo vệ người dân khỏi lũ lụt, tai ương. Họ đặt rất nhiều niềm tin vào vị thần này và luôn cầu nguyện để mong một cuộc sống an toàn, may mắn và thịnh vượng hơn.

Bên cạnh đó, hai đầu cầu còn thờ cặp linh hầu và thiên cẩu. Đây là đôi linh vật có nhiệm vụ trấn yểm, canh giữ chùa Cầu. Đến nay, vào các ngày rằm, lễ, Tết, người dân phố Cổ thường đến trước tượng thần Bắc Đế Trấn Vũ để dâng lễ, cầu xin được phù hộ, che chở.

Chùa Cầu Hội An thờ vị thần nào

Lịch sử chùa Cầu Hội An – nơi giao thoa giữa các nền văn hoá

Chùa Cầu Hội An có lịch sử hơn 400 năm tuổi, trải qua nhiều thế kỷ, chùa Cầu như một sợi dây mô hình kết nối giữa các nền văn hoá, kết nối quá khứ với tương lai.

Lịch sử hình thành chùa Cầu Hội An

Khoảng thế kỷ 16 – 17, lúc này Nguyễn thực hiện cải cách, khai thông giao thương, phát triển công thương nghiệp… Hội An đã được chọn làm nơi gặp gỡ (cảng thị) để trao đổi hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Bấy giờ, nơi đây tấp nập và nhộn nhịp hơn hẳn và trở thành một trong số những cảng thị lớn bậc nhất Đông Nam Á.

Cùng thời điểm đó, các thương nhân người Nhật Bản đến Hội An sinh sống, họ góp tiền xây dựng một cây cầu bắc qua con rạch. Cây cầu nhằm giúp việc đi lại thuận tiện hơn, cũng vì thế mà cầu còn có tên là cầu Nhật Bản.

Năm 1653, họ dựng thêm phần chùa ở sườn cầu phía Bắc, nhô ra giữa cầu, làm cho mặt bằng công trình có hình chữ T. Từ đó, cây cầu đổi tên thành chùa Cầu.

Lịch sử hình thành chùa Cầu Hội An

Đến năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đi thăm Hội An, và gọi cây cầu là Lai Viễn Kiều, có nghĩa là “cầu đón khách phương xa” (như một cách đánh dấu ông đã từng ghé qua. Cái tên đó sau này được khắc nổi trên tấm bảng lớn trước cửa chùa.

Năm 1817, cây cầu đã được dựng lại dưới thời Nguyễn. Từ đó đến nay, chùa Cầu Hội An đã trải qua khá nhiều lần tu sửa lớn, vào các năm: 1865, 1915, 1986.

Truyền thuyết về chùa Cầu Hội An

Trong truyền thuyết Nhật Bản, một thủy quái tên là Mamazu (con Cù), có phần đầu ở Nhật Bản, phần đuôi ở Ấn Độ, và phần lưng nằm vắt qua Hội An. Quái vật này thường gây ra những trận sóng thần, động đất, bão lũ ở vùng biển mà nó ngự trị.

Do đó, để khống chế Mamazu, Nhật Bản xây dựng cây cầu có vẻ ngoài như một thanh kiếm đâm vào lưng con quái thú để nó không gây hoạ.

Truyền thuyết về chùa Cầu Hội An

Về địa chất, Hội An được bồi đắp từ sông Thu Bồn, con sông lớn ở miền Trung. Nơi đây thường xảy ra thiên tai khiến việc sinh sống và buôn bán của người Hội An và các thương gia Nhật Bản gặp nhiều khó khăn.

Chùa Cầu xuất hiện trở thành điểm tựa tinh thần rất lớn, giúp họ vượt qua thiên nhiên khắc nghiệt và xây dựng cuộc sống ở vùng đất mới.

Du lịch đến chùa Cầu Hội An

Nếu có dịp đặt chân đến Hội An, bạn đừng bỏ lỡ trải nghiệm tham qua chùa Cầu và check in với nó. Kiểu kiến trúc độc đáo này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đã từng ghé đến đây. Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch đến Hội An cụ thể là chùa Cầu.

Cách đi đến chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu thuộc phố Cổ Hội An, nên để ghé thăm địa điểm này, bạn hãy di chuyển đến gần trung tâm phố Cổ gửi xe và đi vào trong (Vì giờ quy định, Hội An sẽ cấm xe ra vào trung tâm phố đi bộ).

Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Một vài tuyến đường đến chùa Cầu mà bạn có thể tham khảo là:

  • Tuyến 1: Đi theo đường Trường Sa qua Võ Nguyên Giáp/ Lạc Long Quân – Thành phố Hội An.
  • Tuyến 2: Đi Võ Chí Công qua Lạc Long Quân – Võ Nguyên Giáp – Thành phố Hội An.
  • Tuyến 3: Từ Cầu Vượt Ngã Ba Huế – đi thẳng về hướng Quảng Nam – đến đường Vĩnh Điện – rẽ trái vào Huỳnh Thúc Kháng – đi thẳng là vào phố Cổ Hội An.

Cách đi đến chùa Cầu Hội An

Giờ mở cửa chùa Cầu Hội An

Vì nằm trong khu vực phố đi bộ nên chùa Cầu Hội An sẽ mở cửa tham quan vào 2 khung giờ chính trong ngày:

  • Buổi sáng: 9h00 – 11h00
  • Buổi chiều: 15h00 – 22h00

Mỗi thời điểm, chùa Cầu sẽ khoác lên mình một tấm áo khác nhau, do đó bạn nhớ lưu ý khung giờ mà mình mong muốn để có thể trải nghiệm hết vẻ đẹp của chùa Cầu. Thời điểm lý tưởng là vào khoảng 9h sáng hoặc 2h đến 3h.

Giá vé tham quan chùa Cầu

Giá vé hiện nay cho người Việt Nam là 80.000 VNĐ/ người và 150.000 VNĐ/ khách nước ngoài. Với tấm vé này, bạn được tùy chọn trải nghiệm 4 trong 21 địa điểm tham quan tại Hội An có tính phí.

Khi muốn tham quan chùa Cầu Hội An, du khách phải mua vé để được vào bên trong di sản văn hoá này. Nếu bạn chỉ đứng ở ngoài để check in mà không vào trong thì không cần mua vé.

Giá vé tham quan chùa Cầu Hội An

Ngoài ghé thăm chùa Cầu Hội An, bạn còn được tham gia vào các hoạt động trò chơi dân gian. Chương trình biểu diễn đường phố diễn ra vào 19h00 đến 20h30 hàng ngày tại phố Cổ.

Điểm đặc sắc của di tích chùa Cầu Hội An

Không phải tự nhiên chùa Cầu Hội An lại được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia. Nó không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa độc đáo, thu hút.

Chùa Cầu Hội An – nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa

Hội An là nơi có sự giao thoa văn hoá đặc sắc trên lãnh thổ Việt Nam. Xưa kia là một cảng thị sầm uất, là nơi các thương nhân các nước gặp gỡ và trao đổi hàng hoá.

Chùa Cầu Hội An chính là minh chứng cho một nền văn hoá kiến trúc giao thoa giữa Nhật – Việt – Hoa. Công trình này sở hữu một nét đẹp chứa đựng những tinh hoa văn hoá Việt Nam pha trộn với văn hoá Đông Á. Mang đến cho người nhìn một sự hài hoà, ấn tượng và độc đáo.

Điểm đặc sắc của di tích chùa Cầu Hội An

Mang dấu ấn kiến trúc Nhật Bản

Được người Nhật Bản góp tiền xây dựng nên chùa Cầu Hội An mang đậm dấu ấn Nhật Bản. Chùa làm bằng gõ trên các trụ cầu bằng gạch đá, mái che lợp ngói âm dương. Cửa chính được gắn 1 tấm biển lớn được chạm nổi 3 chữ Hán.

Chùa và cầu đều được sơn son chạm trổ tỉ mỉ, mặt chùa quay về phía bờ sông. Nhìn từ xa, chùa Cầu nổi bật với đường cong mái che mềm mại và uyển chuyển như cầu vồng. Tất cả mang một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại, vừa trầm mặc vừa nhộn nhịp, rộn rã.

Chùa Cầu Hội An không thờ Phật

Là chùa nhưng không thời Phật, đó là điểm độc đáo của chùa Cầu Hội An mà nhiều người có thể chưa biết. Chùa thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ để mong cầu một cuộc sống hạnh phúc, nhiều niềm vui.

Chùa Cầu ở Hội An không thờ Phật

Hàng năm, người dân phố Cổ đều có nghi lễ cúng thần và thu hút nhiều khách thập lên tham quan cũng như tìm chút bình an cho tâm hồn.

Hình ảnh chùa Cầu in trên tờ 20.000 đồng Việt Nam

Nếu bạn để ý trên mặt sau của tờ 20.000 VNĐ polymer sẽ thấy hình ảnh một ngôi chùa, đó là chùa Cầu. Tờ tiền này phát hành năm 2006 và hiện nay vẫn còn được sử dụng.

Điều này cũng nói lên giá trị to lớn về tâm linh lẫn đời thực của ngôi chùa Cầu lịch sử. Người dân Hội An cũng từ đó thêm tự hào và một lòng gìn giữ di tích cấp quốc gia 400 tuổi này.

chùa Cầu Hội An in trên tờ tiền nào

Chùa Cầu – địa điểm check in tuyệt vời

Chùa Cầu Hội An mang giá trị lịch sử hàng trăm năm với kiến trúc độc đáo, đã trở thành điểm check in không thể bỏ qua khi đến Hội An. Trong một khung hình, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa thơ mộng không lẫn vào đâu được.

Du khách hãy chuẩn bị một chiếc điện thoại đầy pin vào mặc trang phục thật đẹp để có những bức hình check in triệu like nhé.

check in chùa Cầu Hội An

Những lưu ý khi tham quan chùa Cầu Hội An

Để hành trình của bạn trở nên hoàn hảo hơn, hãy lưu ý một số điểm sau đây trước khi ghé thăm chùa Cầu nhé:

  • Nếu đi theo đoàn đông người, du khách nên thuê một hướng dẫn viên để được nghe giới thiệu về chùa Cầu Hội An một cách tường tận nhất.
  • Chùa Cầu là địa điểm du lịch tâm linh nên khi đến đây hành hương cầu, bạn không nên nói chuyện to, chen lấn, đặc biệt là cần mặc trang phục kín đáo.
  • Nếu không biết chùa Cầu nằm ở đâu, bạn có thể dùng Google Maps để dẫn đường đến đó một cách dễ dàng.
  • Đừng quên thưởng thức một số món ăn đặc sản của Hội An ở gần chùa Cầu như: Cao lầu, cơm gà, bánh mì Phượng, tàu hủ, mì quảng…

Những lưu ý khi tham quan chùa Cầu Hội An

Một số ngôi chùa ở Hội An

Nếu đến Hội An với mong muốn hành hương cầu bình an, bạn có thể tham khảo thêm một số ngôi chùa sau đây:

  • Chùa Ông: Địa chỉ: 24 Trần Phú, Hội An
  • Chùa Pháp Bảo: Địa chỉ: Số 7 Hai Bà Trưng, Hội An
  • Chùa Bà Mụ: Địa chỉ: 675 Hai Bà Trưng, Hội An
  • Chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm: Địa chỉ: Đảo Cù Lao Chàm, Hội An

một số ngôi chùa ở Hội An

Các câu hỏi thường gặp

Chùa Cầu Hội An có thờ Phật không?

Chùa Cầu Hội An không thờ Phật mà thờ thần hộ mệnh Bắc Đế Trấn Vũ - một vị thần lớn của Đạo giáo vì biết ơn ngài đã bảo vệ người dân khỏi thiên tai, bão lụt.

Chùa Cầu Hội An có nguồn gốc từ nước nào?

Chùa Cầu Hội An có nguồn gốc từ Nhật Bản, do các thương nhân Nhật Bản quyên góp tiền xây dựng để thuận tiện cho việc đi lại qua con rạch. Tuy nhiên sau nhiều lần tu sửa, chùa Cầu dần mang hơi hướng kiến trúc Việt - Trung.

Chùa Cầu Hội An in trên tờ tiền nào?

Chùa Cầu Hội An được in trên tờ 20.000 VNĐ bằng chất liệu polymer, được phát hành năm 2006 và sử dụng cho đến nay.

Chùa Cầu Hội An đến này đã trở thành biểu tượng của phố Cổ với cách ví von là tình yêu của kẻ ở, người đi lưu luyến không nguôi. Nếu có ý định đến tham quan chùa Cầu thì mau bỏ túi những thông tin và DiaDiem.Wiki vừa cung cấp để sẵn sàng cho chuyến hành trình của mình nhé. Theo dõi chúng tôi để tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất!

Related Posts

thap chien dan3

Khám phá Tháp Chiên Đàn với những kiến trúc ChămPa cổ

Mỗi ngày mỗi khám phá cùng địa điểm wiki. Mời bạn đọc hôm nay cùng khám phá Tháp Chiên Đàn với những kiến trúc ChămPa cổ để biết được nền…

Read more
dia dao ki anh1

Tham quan về Địa đạo Kỳ Anh- dấu ấn lịch sử của thời kỳ chống Mỹ tại Quảng Nam

Nói về các dấu ấn lịch sử ngày xưa thì chắc chắn ai cũng muốn biết và một lần tham quan khám phá để hiểu rõ hơn về lịch sử….

Read more
vườn Quốc gia Bạch Mã

Vườn Quốc gia Bạch Mã – Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z

Vườn Quốc gia Bạch Mã là địa điểm lý tưởng để khám phá thiên nhiên và thử thách bản thân trong chuyến đi Huế sắp tới của bạn. Bỏ túi ngay những kinh nghiệm dưới đây để có một trải nghiệm thật trọn vẹn nhé!

Read more

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *