Du lịch chùa Ba Vàng – Lạc vào chốn linh thiêng bậc nhất tại Quảng Ninh

Du lịch chùa Ba Vàng là cái tên không thể thiếu trong danh sách tham quan tour Hạ Long – Quảng Ninh những năm gần đây. Đến xứ mỏ, bên cạnh chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở vùng đất Hạ Long nổi tiếng thế giới, du khách còn có cơ hội hòa mình vào khung cảnh yên bình, trang nghiêm và đẹp tựa như bức tranh của chùa Ba Vàng. Cùng DiaDiem.Wiki tìm hiểu về vùng đất Phật huyền bí này nhé!

Tổng quan về chùa Ba Vàng Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng còn có tên gọi khác là Bảo Quang Tự, nơi đây thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan mỗi năm. Vậy chùa Ba Vàng ở tỉnh nào? Nơi đây có gì đặc sắc? Cùng tìm hiểu về địa điểm tâm linh này ngay sau đây nhé.

Địa chỉ chùa Ba Vàng ở đâu? Ở tỉnh nào?

Chùa Ba Vàng tọa lạc ở lưng chừng núi Thành Đẳng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa nằm ở một địa thể rất đẹp bởi độ cao 340m. Trước chùa là sông dài, lưng chùa tựa vào núi và 2 bên là cánh rừng thông rộng trải dài xanh ngát.

Địa chỉ chùa Ba Vàng ở đâu

Du lịch Bảo Quang Tự là đến vùng đất Phật huyền bí, linh thiêng. Nơi đây được xây dựng ở vị trí với đầy đủ các yếu tố tự nhiên như sông dài, núi cao, 2 bên là Than Long, Bạch Hổ. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tổ tạo nên mỹ cảnh làm say đắm lòng người.

Chùa Ba Vàng xây dựng năm nào?

Đến nay, vẫn chưa có tài liệu chính xác về việc chùa Ba Vàng khai sơn từ năm nào. Theo nội dung được khắc trên cây hương đã ở cửa chùa thì Bảo Quang Tự được xây dựng vào năm Ất Dậu 1706 (dưới thời vua Lê Dụ Tông).

Qua thời gian, chùa Ba Vàng trở thành phế tích sau những tàn phá của chiến tranh và thiên nhiên. Năm 1988, Ba Vàng được tôn tạo, tu sửa lại bằng gỗ. Đến 1993, thì chùa được xây lại bằng xi măng.

Những di vật khi xưa hầu như không còn, chỉ còn lại một tấm bia linh vị thiền sư, một cây hương đá và những viên tảng kê chân cột.

Chùa Ba Vàng xây dựng năm nào

Theo năm tháng, Bảo Quang Tử trải qua nhiều lần trùng tu. Đến tháng 1 năm 2011, chùa Ba Vàng lần nữa khởi công xây dựng với quy mô lớn để đáp ứng được nhu cầu tu học của các phật tử, tăng ni và hoằng dương Phật pháp.

Chùa xây lại vô cùng đẹp đẽ và khang trang. Cho đến hiện tại, đã trở thành một điểm đến du lịch tại Quảng Ninh thu hút rất đông du khách đến tham quan.

Chùa thờ Phật, Mẫu và Đức Ông. Trong chùa có nhiều pho tượng bằng gỗ được đặt ở các vị trí khác nhau như Phật A Di Đà, Tam thế, Quan âm bồ tát, Tam Bảo, Ông Thiện, Tam thế, ông Ác…

Trụ trì chùa Ba Vàng hiện nay là ai?

Hiện nay, trụ trì của chùa Ba Vàng (Bảo Quang Tự) là Đại Đức Thích Trúc Thái Minh.

Thầy Thích Trúc Thái Minh với thế danh là Vũ Minh Hiếu. Thầy sinh ngày 3 tháng 3 năm 1967 tại Làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 19 tháng 6 năm Mậu Dần (nhằm ngày 1/8/1998), thầy cùng 5 người bạn đồng tu quyết định làm lễ Phát tâm Bồ đề tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Lễ Phát đồ diễn ra dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thanh Từ – Viện chủ Thiền Viện Trúc Lâm.

Trụ trì chùa Ba Vàng hiện nay là ai

Ngày 15 tháng 7 năm Kỷ Mão (nhằm ngày 25/8/1999), sau 1 năm Phát Bồ đề tâm, thầy làm lễ Thế phát xuất gia ở Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Lúc này, Thích Trúc Thái Minh là pháp danh mà Họa thượng Thích Thanh đặt cho thầy.

Năm 2007, Hòa thượng Thích Trúc Thái Minh chính thức nhận chức trụ trì tại chùa Ba Vàng. Lúc bấy giờ, chùa chỉ là một gian nhà cấp 4 hoang vu và cũ kỹ trên núi cao. Những gì sót lại là dấu tích từ thời phong kiến nhà Trần.

Sám nguyện chùa Ba Vàng

Sám nguyện chùa Ba Vàng là Tổng hợp những thuyết pháp mới nhất của Thầy Thích Trúc Thái Minh, bài giảng Kinh, pháp âm. Những bài giảng này được phân thành các chủ đề rõ ràng như: Phật Pháp với tuổi trẻ, Phật Pháp ứng dụng, Các bộ Kinh giảng giải…

Kiến trúc chùa Ba Vàng

Đến Bảo Quang Tự Quảng Ninh, du khách sẽ phải choáng ngợp trước không gian rộng lớn và những công trình với kiến trúc vô cùng đặc sắc. Điển hình như:

  • Bức tượng Phật A Di Đà: Bức tượng này được mệnh danh là to đẹp nhất miền Bắc Việt Nam và được làm bằng gỗ.
  • Có vô số các pho tượng lớn và bề thế, cao trên 2m: như tượng Quan Âm, tượng Tam Thế…
  • Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10,8m: Tượng này nằm trên tòa sen cao 2,8m, có khối lượng đến 80 tấn. Bức tượng được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ bằng đá granite nguyên khối bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ thân tại Việt Nam.
  • Khu giếng nước khổng lồ không bao giờ cạn: Giếng này gắn liền với sự tích ai uống được một ngụm thì sẽ tiêu trừ mọi bệnh tật, sức khỏe dồi dào và sống viên mãn tới già.
  • Lầu Trống, lầu chuông: Công trình này được chạm khắc hoa văn vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo. Đến đây, du khách có thể thả hồn vào không gian trầm mặc và thanh tịnh nơi đất Phật linh thiêng.

Kiến trúc chùa Ba Vàng

Những kỷ lục của chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng không chỉ là ngôi chùa có cảnh quan tuyệt đẹp, chốn linh thiêng thanh bình mà còn đạt được những kỷ lục nhất định về quy mô. Trong đó:

Bảo Quang Tự – Ngôi chùa có tòa chính điện lớn nhất ở Việt Nam

Kỷ lục có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam tại chùa Ba Vàng đã được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận năm 2014. Đó là tòa Đại Hùng Bảo Điện với diện tích 4.000m2. Danh hiệu này đã được ghi nhận từ ngày 9 tháng 3 năm 2014.

Những kỷ lục của chùa Ba Vàng

Sở hữu trống độc mộc bằng gỗ lớn nhất ở Việt Nam

Chùa Ba Vàng đã được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa có chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối lớn nhất”. Chiếc trống này có đường kính thân trống là 1.8m, đường kính mặt trống là 1.5m, chiều dài trống là 2.5m và chu vi thân trống là 5.5m.

Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam bảo lớn nhất Việt Nam

Từ khi khánh thành năm 2014, nơi thờ Tam Bảo tại Bảo Quang Tự đã được công nhận là lớn nhất tại Việt Nam.

Kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng chi tiết

Nếu đã đến Quảng Ninh, đừng vội rời đi khi chưa một lần ghé thăm chùa Ba Vàng. Nơi đây không chỉ cho du khách chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ thơ mộng mà còn mang đến cảm giác bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn. Cùng bỏ túi những kinh nghiệm du lịch sau đây để chuyến đi của bạn thêm phần thú vị nhé.

Thời điểm thích hợp để tham quan chùa Ba Vàng

Thực tế, bạn có thể đến tham quan chùa Ba Vàng bất kỳ lúc nào cảm thấy cần tìm sự an yên trong tâm hồn. Tuy nhiên, nếu du khách ở xa và muốn tận hưởng trọn vẹn những gì tinh túy nhất ở nơi đây thì có thể đến vào 2 thời điểm sau:

  • Mùng 8 tháng Giêng Âm lịch: Vào dịp này hằng năm, chùa sẽ khai mạc rất nhiều lễ hội nổi tiếng với các hoạt động giải trí vô cùng thú vị. Đây là lúc các tour du lịch có nhiều ưu đãi để du khách tiết kiệm được chi phí cho chuyến tham quan của mình.
  • Mùng 9 tháng 9 Âm lịch: Đây cũng là thời điểm du khách đến tham quan chùa Ba Vàng nhiều nhất. Bởi lúc này khách du lịch sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với Lễ hội Hoa Cúc và tết Trùng Dương. Không khí chùa chiền thời điểm trên vô cùng nhộn nhịp với nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn.

Thời điểm thích hợp để tham quan chùa Ba Vàng

Vào những ngày lễ tết, du khách có thể đến Ba Vàng để vãn cảnh và cầu bình an. Hàng ngàn du khách thập phương và phật tử hội tụ về đây rất sầm uất.

Ngược lại, nếu tìm kiếm một không gian thanh tịnh để khám phá vẻ đẹp chốn này thì có thể đến đây vào ngày thường. Lúc đó, chùa cũng vắng hơn nên thích hợp để vãn cảnh, khách du lịch thường đến để cảm ơn Phật phù hộ cho chuyến đi được bình an.

Giờ mở cửa chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng mở cửa đón khách du lịch tất cả các ngày trong tuần từ 7h00 đến 20h00.

Thời gian này khá thoải mái nên du khách hoàn toàn có thể sắp xếp lịch trình của mình một cách hợp lý để không bỏ lỡ địa điểm nào.

Chi phí tham quan chùa Ba Vàng

Thông thường, để tham quan chùa du khách sẽ không tốn chi phí mua vé vào cổng. Chùa Ba Vàng cũng không ngoại lệ. Dĩ nhiên, đã đến đây thì du khách thường tốn một ít chi phí để sắm lễ, mua quà và chi phí ăn ngủ nếu ở lại qua đêm.

Chi phí tham quan chùa Ba Vàng

Ngoài ra, nếu chọn đi cáp treo, du khách có thể tham khảo bảng giá sau:

  • Giá vé người lớn: 180.000 VNĐ/ khứ hồi và 100.000 VNĐ/ 1 chiều.
  • Đối với trẻ em:120.000 VNĐ/ khứ hồi và 80.000 VNĐ/ 1 chiều.

Phương tiện di chuyển đến chùa Ba Vàng

Để đến chùa Ba Vàng, bạn có 2 phương tiện để lựa chọn là đi xe tự lái hoặc đi xe khách:

Đi xe máy hoặc ô tô tự lái: Cung đường để di chuyển đến Uông Bí Quảng Ninh khá đơn giản. Du khách xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng cầu Chương Dương để tới Bắc Ninh. Sau đó, bạn đi theo quốc lộ 18 sẽ đến được chùa.

Phương tiện di chuyển đến chùa Ba Vàng

Đi bằng xe khách: Du khách có thể chọn bất kỳ tuyến xe nào di chuyển từ Hà Nội đến thành phố Uông Bí. Gợi ý một số bến xe bạn có thể đi như Gia Lâm, Lương Yên, Mỹ Đình, Giáp Bát… Khi đến Uông Bí, bạn cần đi xe ôm hoặc taxi để đến chùa Ba Vàng. Giá vé dao động khoảng 90.000 – 100.000 VNĐ/ vé/ chiều.

Du lịch chùa Ba Vàng có gì hấp dẫn?

Chùa Ba Vàng được xây trên một khu đất có quy mô rộng và vô cùng hoành tráng. Cộng với kiến trúc độc đáo nên đến đây, du khách không những cầu bình an mà còn được thả mình vào không gian yên bình và tham quan rất nhiều địa điểm hấp dẫn.

Vùng đất linh thiêng với không gian yên bình

Ngay khi đặt chân đến cổng chùa, bạn đã phần nào cảm nhận được sự bình yên bao trùm lên cảnh vật nơi đây. Du khách sẽ được hòa mình với thiên nhiên và cả đất trời nơi được mệnh danh là cõi Phật trần gian.

Du lịch chùa Ba Vàng có gì hấp dẫn

Bình yên ở đây không đến từ sự im lặng không một bóng người, mà cảm giác bình yên len lỏi cả trong tâm hồn mỗi người. Bước chậm rãi trên bậc thang đá, mọi lo âu, muộn phiền như tan biến theo cơn gió thoảng qua.

Cổng Tam Quan ngước lên Đại Hùng Bảo Điện đồ sộ

Đến đây, du khách sẽ nhìn thấy những mái vòm cong vút và thanh thoát tới tận trời xanh. Trước điện là một hồ nước và ở giữa là ngôi chùa nằm trên đài hoa sen trông giống hình dáng của chùa Một Cột.

Tới được nơi này, bạn có thể đắm chìm trong không gian vô cùng thanh tịnh với không gian lộng gió. Xa xa là rừng thông xanh bạt ngàn trải dài tận lưng đồi. Còn có sông Bạch Đằng nhấp nhô, những mái nhà ẩn hiện trong khu rừng cây cối um tùm.

Du lịch chùa Ba Vàng có gì hấp dẫn

Chùa Ba Vàng đã trải qua nhiều thăng trầm và nhiều lần tu sửa để có diện mạo khang trang như hôm nay. Một không gian tráng lệ và độ sộ không thua kém gì so với cung điện hoàng gia.

Hệ thống tượng pháp độc đáo, lạ mắt

Hệ thống tượng pháp trong chùa cũng khiến cho du khách đến tham quan phải choáng ngợp bởi thiết kế vô cùng độc đáo. Đặc biệt là tượng Phật A Di Đà bằng gỗ lớn và đẹp nhất miền Bắc. Bên cạnh đó là vô số tượng có độ cao hơn 2m rất bề thế.

Ngoài ra còn có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10,8m, tượng này làm bằng đá granite nguyên khối dưới bàn tay của các nghệ nhân nổi tiếng Việt Nam.

Hệ thống tượng pháp độc đáo, lạ mắt

Kế bên đó là các công trình kiến trúc cũng nổi bật không kém như thư viện, lầu chuông, khu giảng đạo… Mỗi công trình đều được chạm khắc vô cùng công phu và hài hoa, phù hợp với không gian Phật giáo.

Tham quan giếng nướng khổng lồ

Giếng nước tại chùa Ba Vàng nổi tiếng quanh năm không cạn. Nhờ gắn liền với truyền thuyết uống vào sẽ khỏi mọi bệnh tật nên nơi này thu hút rất đông du khách tò mò đến trải nghiệm.

Họ đến để được uống một ngụm nước với mong muốn luôn dồi dào sức khỏe và sống đời viên mãn.

Chiêm ngưỡng hòn nam bộ nhân tạo

Hòn nam bộ nhân tạo là địa điểm không thể bỏ qua khi đến thăm chùa Ba Vàng. Công trình này được xây dựng hết sức tỉ mỉ và công phu.

Khi màn đêm buông xuống, chùa Ba Vàng đẹp tựa như một bức tranh khiến bao nhiêu người phải thổn thức. Lúc này, sự tĩnh mịch bao trùm cả không gian, ngôi chùa sáng lên rực rỡ dưới ánh đèn lung linh huyền ảo. Vẻ đẹp này còn toát lên sự thơ mộng, hữu tình ở chốn đất Phật linh thiêng này.

Du lịch chùa Ba Vàng có gì hấp dẫn

Một số lưu ý khi tham quan chùa Ba Vàng

Đến một địa điểm tâm linh nổi tiếng, du khách cần lưu ý một số điểm sau để chuyến đi được suôn sẻ và tránh làm ảnh hưởng đến mỹ quan của nơi này.

  • Khi sắm lễ, bạn cần tuân thủ một số quy tắc nhất định, đặc biệt là phải sắm lễ chay (gồm hương, bánh oản, hoa tươi, xôi, chè, hoa quả) cùng tiền âm phủ, vàng mã.
  • Khi dâng lễ, du khách cần tuân thủ quy tắc như dâng lễ lên bàn thờ Mẫu, Đức Ông chứ không dân lên Đức Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.
  • Đây là chốn linh thiêng, do đó du khách cần chuẩn bị trang phục lịch sử, không mặc váy, quần quá ngắn khi đến chùa.
  • Chùa nằm trên núi với không gian rộng lớn nên chắc chắn sẽ di chuyển nhiều. Do đó du khách nên chọn đi giày thể thao hoặc giày đế thấp thay vì mang cao gót để việc đi lại được thuận tiện hơn.
  • Không tùy ý chạm tay hay lấy bất kỳ đồ vật nào trong chùa khi chưa có sự cho phép.
  • Không dẫm, đạp lên hoa cỏ, cây cối, bàn ghế trong chùa và vứt rác đúng nơi quy định.
  • Không bỏ tiền vào tượng Phật mà chỉ để vào hòm công đức. Nhiều người có thói quen đặt tiền vào lễ, thả xuống giếng hoặc nhét vào khe các bức tượng trong chùa. Việc này vô hình chung làm mất sự tôn kính với Đức Phật và mỹ quan trong chùa.
  • Không đi vào các khu vực có biển cấm và nội viện của Tăng Ni.
  • Không tự ý đánh trống chuông và các pháp phí ở chùa.
  • Không mang vũ khí, chất kích thích, chất gây nổ, văn hóa phẩm đồi trụy và các tài liệu chưa được nhà chùa kiểm duyệt và cho phép.
  • Nên xin phép ban quản lý nhà chùa trước khi chụp ảnh, quay phim ở những khu vực thờ cúng, trang nghiêm.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Một số lưu ý khi tham quan chùa Ba Vàng

Thực hư lùm xùm nghi lễ “thỉnh vong” ở chùa Ba Vàng

Có nhiều thắc mắc xoay quanh vụ bê bối tại chùa Ba Vàng, cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.

Quá khứ bất hảo của trụ trì chùa Ba Vàng – Đại đức Thích Trúc Thái Minh là ai?

Đại đức Thích Trúc Thái Minh (trụ trì chùa Ba Vàng), tên thật là Vũ Văn Hiếu. Sư Thích Trúc Thái Minh là Ủy viên dự khuyết Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Giáo hội).

Thầy cũng là Phó ban Thông tin truyền thông của Giáo hội, Phó ban thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lai Châu, Uỷ viên thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh là ai

Khi xuất gia, thầy tu tại Thiền Viện Trúc Lâm. Đến năm 2004 – 2005 thì được đưa ra làm tăng chúng và tu học tại Thiền Viện Trúc LÂM Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Về học vấn, ông là cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Theo thông tin từ nhà trường, ông Vũ Văn Hiếu là học sinh xuất sắc và là 1 trong 2 người được giữ lại giảng dạy tại trường trong 2 năm.

Bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng là ai?

Bà Phạm Thị Yến còn được gọi với cái tên là bà Yến chùa Ba Vàng. Bà sinh năm 1970, cư trú tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.

Dù không giữ chức vụ cụ thể nhưng bà được mệnh danh là “người phụ nữ quyền lực” tại chùa Ba Vàng. Bà có sức ảnh hưởng khá lớn và thường xuyên xuất hiện ở các buổi tọa đàm và tuyên truyền ở chùa.

Kênh YouTube của bà Yến thành lập được 2 năm, có hàng trăm video về tâm hình và gần 90.000 lượt theo dõi. Bên cạnh đó, trang Facebook của bà cũng có hơn 100.000 người theo dõi.

Thực hư vụ “oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng

Năm 2019, chùa Ba Vàng gây xôn xao dư luận với các bài thuyết giảng “vong báo oán” và các vụ việc mà báo chí nêu về nghi lễ “thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ”.

Ngày 12/7/2019, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra nghị quyết nhất trí bãi nhiệm tất cả chức vụ của đại đức Thích Trúc Thái Minh trong Giáo hội.

Tuy nhiên, sư Thích Trúc Thái Minh vẫn đảm nhiệm chức vụ trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh. Sau đó, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, nguyện sám hối 49 ngày.

Thực hư vụ "oan gia trái chủ" tại chùa Ba Vàng

Trên đây là tất tần tật những thông tin về chùa Ba Vàng và kinh nghiệm du lịch cõi Phật trần gian này. Nếu tìm kiếm một chốn bình yên để giải tỏa những mệt mỏi thường ngày và ngắm nhìn cảnh đẹp thì Bảo Quang Tự là sự lựa chọn vô cùng hợp lý. Theo dõi DiaDiem.Wiki để không bỏ lỡ những thông tin hấp dẫn nhé!

Related Posts

vịnh Hạ Long

Du lịch khám phá vịnh Hạ Long – Kỳ quan thiên nhiên thế giới ai cũng nên ghé một lần

Vịnh Hạ Long được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Cảnh quan Hạ Long như một món quà mà thiên nhiên ban tặng với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hoá sống động và kỳ vỹ. Chính vì thế, nơi đây không hề vắng bóng du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Read more

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *