Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ở đâu? Lịch sử hình thành, giá vé, giờ mở cửa

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là bảo tàng ra đời sớm nhất ở Huế, là nơi trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị từ thời nhà Nguyễn. Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu và khám phá những dấu ấn lịch sử từ hàng ngàn năm trước thì đây là một địa điểm rất hợp lý. Sau đây DiaDiem.Wiki sẽ chia sẻ rõ hơn một số thông tin về điểm đến này nhé!

Đôi nét về Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Địa chỉ 03 Lê Trực, phường Thuận Thành, thành phố Huế
Năm thành lập 1923
Đời vua Thiệu Trị
Số điện thoại liên hệ 0234 3 524 429
Email nfo@baotangcungdinh.vn
Fanpage https://www.facebook.com/baotangcovatcungdinh/
Website http://www.baotangcungdinh.vn/

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hay còn gọi là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Đây là viện bảo tàng trực thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. Tòa nhà chính của bảo tàng được làm bằng gỗ, có 128 cây cột gỗ quý. Trên cột có chạm khắc hình tứ linh: long – ly – quy – phụng và hơn 1000 bài thơ bằng chữ Hán.

Đôi nét về Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Tòa nhà trưng bày chính hiện nay là điện Long An được xây dựng vào năm 1845, dưới thời vua Hiến tổ nhà Nguyễn, niên hiệu là Thiệu Trị.

Hiện nay, bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng sành, sứ, vàng, pháp lam Huế, trang phục, ngự y và ngự dụng của hoàng thất nhà Nguyễn. Khách du lịch đến đây sẽ có một cái nhìn bao quát về cuộc sống của cung đình Huế ngày trước.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ở đâu?

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tọa lạc tại số 3, đường Lê Trực, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây có khuôn viên rộng 6.330 m2, bao gồm tòa nhà chính giữa, các nhà phụ là kho để lưu trữ cổ vật và sân vườn.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ở đâu

Bảo tàng là nơi còn cất giữ rất nhiều hiện vật do triều đình nhà Nguyễn đặt làm, cho sản xuất tại chỗ hoặc mua từ nước ngoài, và do các phái bộ ngoại giao mang đến biếu tặng.

Đồ sứ men lam (thường được gọi là “Bleu de Hue”) xuất hiện nhiều nhất ở bảo tàng.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế xây dựng năm nào?

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được thành lập năm 1923 với tên gọi ban đầu là Musée Khải Định (Bảo tàng Khải Định). Đây là một trong những bảo tàng xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam.

Trước năm 1945, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là một trong những bảo tàng sáng giá nhất Đông Dương. Vinh dự được nhiều học hội và các nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới chú ý đến.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế xây dựng năm nào

Lịch sử hình thành Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Nhà trưng bày chính của Bảo tàng Huế là một kiến trúc cung đình của thời Nguyễn, tên là Điện Long An. Điện này thuộc hệ thống kiến trúc của cung Bảo Định. Và được dựng nên ở bờ bắc sông Ngự Hà trong Kinh thành vào năm 1845, tức là thời vua Thiệu Trị.

Điện Long An là một dạng “biệt cung” của nhà vua Thiệu Trị, làm nơi nghỉ ngơi của vua sau lễ Tịch điền đầu xuân. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi phục vụ nhà vua tới tiêu khiển, vui chơi, thưởng ngoạn mỗi khi rời Hoàng thành.

Năm 1847, vua Thiệu Trị mất. Từ đó, cung Bảo Định vẫn giữ nguyên để làm mục đích thờ vua. Năm 1885, Kinh thành thất thủ. Vì một số lý do, đến đời vua Thành Thái (1889 – 1907) thì một số công trình kiến trúc ở cung Bảo Định và Điện Long An bị triệt giải.

Lịch sử hình thành Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Năm 1909, dưới thời vua Duy Tân, Long An được xây dựng lại thành thư viện trong trường Quốc Tử Giám. Thư viện năm bên trái phía ngoài Hoàng thành. Lúc này, công trình có tên gọi là Tân Thơ Viện.

Từ năm 1913 đến 1923, Hội Đô Thành Hiếu Cổ ở Huế đã hoạt động rất tích cực. Do đó sưu tầm được nhiều hiện vật mang giá trị lớn về văn hóa lịch sử ở đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế.

Vì vậy, Hội mong muốn được lưu trữ và trưng bày những hiện vật đã sưu tầm được. Tân Thơ Viện (tiền thân là điện Long An) đã rơi vào tầm ngắm của Hội Đô Thành Hiếu Cổ.

Ngày 24 tháng 8 năm 1923, sau bao nhiêu nỗ lực, Khâm sứ Trung Kỳ Pierre Pasquier và vua Khải Định đã ban sắc lệnh cho thành lập bảo tàng. Tân Thơ Viện khi đó được chọn làm nơi trưng bày hiện vật của Hội với tên gọi là “Musée Khải Định”.

Lịch sử hình thành Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Năm 1947, Pháp tái chiếm Huế và tái lập nền đô hộ tại đây. “Musée Khải Định” đổi tên thành Tàng Cổ Viện.

Năm 1958, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà, nó mang tên là Bảo tàng Huế và hiện này có tên là “Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế”.

Hiện nay, Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế nằm trên đường Lê Trực, phường Thuận Thành, thành phố Huế. Đây là một phần rất quan trọng nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1993. Di tích cũng được xếp hạng cấp quốc gia năm 1997.

Những lần đổi tên của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Ban đầu khi mới thành lập, bảo tàng có tên gọi là Musée Khai Dinh và đã trải qua 6 lần đổi tên trước khi có tên chính thức được giữ đến ngày nay. Bao gồm:

  • Tàng Cổ viện Huế: Từ năm 1947, dưới thời Hội đồng chấp chính Trung Kỳ.
  • Viện bảo tàng Huế: Từ thời Tổng thống Ngô Đình Diệm.
  • Nhà trưng bày cổ vật: Năm 1979.
  • Bảo tàng cổ vật Huế: Năm 1992.
  • Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế: Năm 1995, đây là lần đổi tên cuối cùng trước khi nơi này mang tên Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Những lần đổi tên của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Giờ mở cửa Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Bảo tàng cổ vật cung đình Huế điện Long An mở cả vào tất cả các ngày trong tuần, từ 6h30 đến 17h30. Riêng vào mùa đông, bảo tàng sẽ đóng cửa sớm hơn 30 phút, tức là vào lúc 17h00.

Đến tham quan bảo tàng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều kiến trúc cổ kính độc đáo và đặc biệt là những hiện vật được giữ gìn từ thời xa xưa.

Giờ mở cửa Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Giá vé vào cổng Bảo tàng Cổ Vật Cung Đình Huế

Giá vé tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình như sau:

  • Người lớn: 150.000 VNĐ/ người
  • Trẻ em: 50.000 VNĐ/ người

Lưu ý: Giá vé đã bao gồm vé tham quan Đại nội Huế

Giá vé vào cổng Bảo tàng Cổ Vật Cung Đình Huế

Hiện nay, bảo tàng thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trụ sở đặt ở điện Long An (là tòa kiến trúc cung đình thời Nguyễn xây dựng từ năm 1845).

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là địa điểm trưng bày các bộ sưu tập cổ vật có giá trị cao. Mỗi bộ sưu tập đều phản ánh một cách chân thực về đời sống vật chất, tư tưởng, lễ nghi chính trị của quý tộc, vua quan nhà Nguyễn khi đó.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có gì hấp dẫn?

Điện Long An, nơi trưng bày chính của Bảo tàng, là một trong những tòa kiến ​​trúc cung đình đẹp nhất Việt Nam ngày nay. Tham quan nơi này, du khách sẽ được khám phá rất nhiều địa điểm hấp dẫn.

Kiến trúc nghệ thuật độc đáo gắn liền với những thăng trầm của lịch sử

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có tổng diện tích lên tới 6.330 mét vuông. Trong đó có khu vực nhà trưng bày chính của bảo tàng rộng 1.185 mét vuông, các công trình nhà phụ tận dụng làm kho lưu trữ cổ vật và sân vườn…

Nơi đây được xây dựng theo phong cách nghệ thuật kiến trúc cung điện độc đáo của Huế. Thoạt nhìn, ta đã cảm nhận rõ được sự cổ kính gắn liền với năm tháng của tòa nhà này.

Cho đến nay, nhà trưng bày chính của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã trải qua rất nhiều những thăng trầm và biến động của lịch sử. Ban đầu vốn là một tòa nhà trong cung Bảo Định nằm yên bình bên bờ Bắc sông Ngự Hà chạy qua Đại nội.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có gì hấp dẫn

Kể từ khi được tận dụng làm nhà trưng bày chính của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, điện Long An cũng trải qua nhiều thăng trầm. Đó là thay đổi vị trí và tên gọi trong một thời gian dài.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, điện Long An vẫn hiện hữu ở đó và vinh dự hơn là được công nhận là ngôi điện đẹp nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình thời Nguyễn.

Lưu giữ cổ vật – dấu ấn vàng son của một thời triều Nguyễn

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ đầy đủ nhất những hiện vật đánh dấu một thời vàng son của nhà Nguyễn. Các cổ vật ở đây đã trở thành ký ức, tái hiện chân thực cuộc sống trong cung của vương triều thời xưa. Dù trải qua chiến tranh và những thay đổi của xã hội, nhiều cổ vật bị thất thoát và mất đi.

Hiện nay, bảo tàng trưng bày và lưu giữ khoảng 9.000 cổ vật cung đình thời Nguyễn. Ngoài ra còn có 100 cổ vật Champa và nơi đây cũng quản lý khoảng 3.000 cổ vật đang được trưng bày ở các cung điện, miếu vũ, lăng tẩm thuộc quần thể di tích cố đô Huế.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có gì hấp dẫn

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có những bộ sưu tập rất giá trị như: Bộ sưu tập đồ ký kiểu thời Nguyễn, sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn, sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng thời Nguyễn, sưu tập trang phục cung đình triều Nguyễn, sưu tập súng thần công, sưu tập pháp lam Huế, sưu tập nhạc cụ của Nhã nhạc cung đình Huế.

Trong những bộ sưu tập kể trên, có những cổ vật đã được ghi nhận là Bảo vật Quốc gia ở Việt Nam.

Cổ vật trưng bày tại Bảo tàng Huế đa dạng về chất liệu, chủng loại và phần lớn có từ giai đoạn 1802 – 1945 và thời những chúa Nguyễn trước đó. Một số khác thì có liên quan đến triều Nguyễn hay vùng đất Phú Xuân Huế. Tổng các cổ vật được phân thành 17 bộ sưu tập với tên gọi khác nhau.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có gì hấp dẫn

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chứa một số lượng lớn hiện vật từ thời phong kiến. Do đó, du khách đến tham quan sẽ được chiêm ngưỡng một cách chân thực nhất về cuộc sống của các vua quan ở cung đình Huế. Bên cạnh đó là có cái nhìn bao quát về những biến đổi, thăng trầm của lịch sử, văn hóa.

Các cổ vật thể hiện sự giao lưu – tiếp biến văn hóa ở Việt Nam nói chung và Huế nói riêng qua các giai đoạn lịch sử đầy biến động.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có gì hấp dẫn

Phần nhiều cổ vật ở Bảo tàng là do các nghệ nhân chế tác theo lệnh của triều đình. Hoặc là được đặt từ ngoại quốc (Châu Âu). Do đó tất cả đều quý hiếm, thuộc loài “độc nhất” và không có cái thứ 2.

Trong khuôn viên của bảo tàng còn có nhà kho để cất giữ hơn 80 hiện vật Chàm. Số này được sưu tầm từ vùng châu Ô, châu Lý xa xưa. Sau đó mang ra từ Trà Kiệu trong cuộc khai quật khảo cổ vào năm 1927. Riêng hiện vật Chàm từng được các nhà nghiên cứu đánh giá là di sản văn hóa quý hiếm.

Khách sạn gần Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Nếu đã đến Huế du lịch, việc chọn địa điểm lưu trú giá rẻ và gần trung tâm rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Eva Homestay Huế

  • Địa chỉ: 14/10 Bến Nghé, Thành phố Huế, Thừa thiên Huế.
  • Hotline: 0367.404.677.

Khách sạn Beaulieu Boutique

  • Địa chỉ: 15 Phạm Ngũ Lão, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
  • Hotline đặt phòng: 0961.116.079.

Charming Riverside Hotel

  • Địa chỉ: 5/27 Nguyễn Sinh Cung, Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
  • Hotline đặt phòng: 0961.384.979.

Nếu đã có dịp đặt chân đến Đà Nẵng, du khách cũng nên thử ghé thăm chùa Thiên Mụ. Nơi đây cũng mang giá trị lịch sử lâu đời gắn liền với nhiều giai đoạn. Hơn nữa, kiến trúc cũng như không gian ở nơi đây cũng độc đáo và vô cùng thoải mái.

Du lịch Huế – Bảo tàng Cổ vật Cung đình nên ăn gì?

Đến Huế mà không thưởng thức ẩm thực Huế thì quả là một thiếu sót. Vùng đất Cố đô không chỉ có những công trình chùa chiền, bảo tàng độc đáo lâu đời mà còn có ẩm thực đặc sắc. Hương vị ở nơi đây mang một màu sắc rất riêng và không thể lẫn với miền Bắc, miền Nam.

Du lịch Huế - Bảo tàng Cổ vật Cung đình nên ăn gì

Ở Huế, bạn có thể dùng các món đặc trưng như bún bò Huế, cơm Hến, chè Huế, các món bánh bèo, nậm lọc. Nhất định không được bỏ qua những đặc sản này. Bạn có thể tìm ở dọc được và thưởng thức dễ dàng vì hàng quán được bày bán khắp nơi.

Một số lưu ý khi tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Bảo Tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ những cổ vật quý hiếm nên bạn phải lưu ý những điều sau đây

  • Không nên động vào các hiện vật được trưng bày
  • Không xả rác ở nơi công cộng
  • Tôn trọng giữ gìn nét văn hóa
  • Không được chụp ảnh ở khu vực cấm

Một số lưu ý khi tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế với những hiện vật giá trị từ xa xưa quả thật là điểm đến không thể bỏ lỡ. Đặc biệt là đối với những du khách muốn ngắm nhìn một cách chân thực hơn về triều đại của các vua quan thời nhà Nguyễn. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi DiaDiem.Wiki để tiếp tục cập nhật những thông tin hấp dẫn hơn nữa nhé!

Related Posts

vườn Quốc gia Bạch Mã

Vườn Quốc gia Bạch Mã – Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z

Vườn Quốc gia Bạch Mã là địa điểm lý tưởng để khám phá thiên nhiên và thử thách bản thân trong chuyến đi Huế sắp tới của bạn. Bỏ túi ngay những kinh nghiệm dưới đây để có một trải nghiệm thật trọn vẹn nhé!

Read more
chùa Thiên Mụ

Khám phá chùa Thiên Mụ và câu chuyện kỳ bí về lời nguyền ‘Oán tình duyên’

Ai từng đến Huế chắc chắn đã một lần ghé thăm chùa Thiên Mụ. Nơi đây ẩn chứa rất nhiều câu chuyện lịch sử bí ẩn từ 400 năm trước thu hút khách du lịch đến khám phá. Cùng tìm hiểu về ngôi chùa này trong bài viết dưới đây nhé!

Read more

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *